Cách tháo lắp ráp và đóng gói vật dụng khi chuyển văn phòng

Nội dung

Đối với doanh nghiệp, việc tháo, lắp ráp và đóng gói vật dụng khi chuyển văn phòng là điều không hề dễ dàng. Nếu doanh nghiệp không đủ kinh nghiệm sẽ khiến cho vật dụng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Để tránh trường hợp này xảy ra, hãy cùng LefoMoving tìm hiểu cách tháo, lắp ráp và đóng gói vật dụng khi chuyển văn phòng qua bài viết dưới đây. 

Cách tháo, lắp ráp thiết bị điện khi chuyển văn phòng

Có những thiết bị điện nào cần tháo lắp khi chuyển văn phòng? Các thiết bị điện các doanh nghiệp sử dụng thường gồm: Máy điều hòa, máy vi tính, máy in,… Đối với những thiết bị này, doanh nghiệp nên biết qua cách tháo, lắp ráp cho từng thiết bị vì sẽ có những thao tác khác nhau. 

Cách tháo, lắp ráp máy vi tính và máy in

Cách tháo lắp máy tính
Cách tháo lắp máy tính

Làm sao để tháo và lắp ráp máy vi tính? Doanh nghiệp nên tháo hết tất cả những dây nối với CPU từ màn hình, loa, bàn phím, chuột, modem kết nối Internet. Khi lắp ráp, doanh nghiệp có thể nhìn vào các biểu tượng và jack cắm của CPU để tìm loại dây nguồn thích hợp. Chẳng hạn như dây loa có jack biểu tượng loa, dây màn hình sẽ có jack và ổ cắm riêng, dây bàn phím và chuột sẽ có jack tương ứng với cổng USB.

Đối với việc tháo, lắp ráp máy in, doanh nghiệp nên tháo các dây kết nối giữa máy tính với máy in và dây cáp mạng. Khi lắp ráp, doanh nghiệp có thể dựa vào ổ và jack cắm của dây để cắm lại, tương tự như với lắp máy vi tính. 

Cách tháo, lắp ráp máy lạnh

Làm sao để có thể tháo, lắp ráp máy lạnh an toàn khi chuyển văn phòng? Khi tháo máy lạnh để vận chuyển nên quan sát kỹ cách nối đường ống dẫn nước của thiết bị rồi mới thực hiện theo trình tự: Tháo cục lạnh, tháo cục nóng, khóa gas.

Lưu ý khi tháo, lắp ráp thiết bị điện

Việc tháo, lắp ráp các thiết bị điện có nguy hiểm hay không? Điều này vẫn có nguy hiểm nếu doanh nghiệp không có nhân sự chuyên môn. Để hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp nên lưu ý:

  • Trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ như: Găng tay cao su hoặc găng tay có thể cách điện, giày cao su… 
  • Đồ nghề điện: Tua-vít, bút thử điện, băng dính cách điện, kìm điện, dao, kéo, cờ lê… 
  • Trước khi tiến hành tháo thiết bị, nên xem qua một lượt cách nối dây để tiện hơn trong việc lắp ráp, nhất là những thiết bị có tính chuyên môn cao như máy lạnh. 
  • Luôn tắt nguồn điện trước khi bắt đầu công việc tháo, lắp để đảm bảo an toàn.
  • Sau khi tháo thiết bị, doanh nghiệp nên phân loại đinh ốc, dây để tránh trường hợp thất lạc. 
  • Sau khi lắp ráp thiết bị, hãy tiến hành kiểm tra trước khi bật điện và khởi động. 
tháo lắp các thiết bị điện
Khi tháo lắp các thiết bị điện để chuyển văn phòng, bạn nên có nhân công có kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo an toàn.

Cách tháo, lắp ráp các loại tủ, kệ khi vận chuyển văn phòng

Doanh nghiệp nên tháo, lắp ráp tủ, kệ như thế nào? Ngoài một số loại tủ, kệ có hình dáng cố định thì vẫn có những loại có thể tháo lắp thành từng bộ phận nhỏ để việc di dời được dễ dàng hơn. Khi tháo, doanh nghiệp hãy ghi nhớ các chi tiết và đánh dấu theo thứ tự trước sau, trình tự tháo sẽ bắt đầu từ phần thân trước đến cánh tủ. Các đinh ốc cố định các bộ phận nên được tháo bằng tua vít, máy khoan, máy vặn ốc chuyên dụng. 

Để lắp ráp lại kệ, tủ sau khi vận chuyển, doanh nghiệp nên lắp các kệ tủ nhỏ trước (nếu có) hoặc bắt đầu từ phần thân tủ trước rồi tiến hành lắp ráp lên trên, tiếp theo là hậu tủ và cuối cùng là cánh tủ. Khi lắp ráp, đinh ốc nên được để ở đúng vị trí chốt để tránh tủ, kệ bị hư hỏng. 

Tháo lắp kệ tủ văn phòng
Tháo lắp kệ tủ văn phòng

Cách đóng gói vật dụng khi vận chuyển văn phòng

Sau khi đã tháo, lắp các vật dụng cần thiết, điều doanh nghiệp cần quan tâm chính là cách đóng gói đồ dùng thích hợp để bảo quản được an toàn trong suốt quá trình vận chuyển

Đóng gói đồ thủy tinh, dễ vỡ

Nên đóng gói đồ thủy tinh, dễ vỡ như thế nào? Những món đồ này thường là: Ly, tách, quà lưu niệm, gương… Doanh nghiệp nên chuẩn bị trước màn bọt khí để bọc kín đồ dùng. Đối với những vật dụng có kích thước nhỏ như ly, tách, doanh nghiệp có thể tận dụng các lớp giấy báo, giấy A4 thông thường. 

đóng gói đồ dễ vỡ
đóng gói đồ dễ vỡ

Trước khi đóng gói, doanh nghiệp nên phân loại thành từng nhóm để sắp xếp chúng vào một thùng carton nhỏ rồi đặt thùng carton này vào một thùng carton lớn hơn có lót sẵn giấy bọt khí hoặc tấm phủ rồi cố định lại bằng băng dính.

Đóng gói văn phòng phẩm 

Những văn phòng phẩm thường thấy ở mỗi doanh nghiệp sẽ là: Sổ sách ghi chép, bút, thước, công văn, hồ sơ, hợp đồng… Vậy doanh nghiệp nên đóng gói văn phòng phẩm như thế nào?

Để tiện trong việc dọn dẹp sau khi vận chuyển, doanh nghiệp nên phân loại từng món đồ này và chia theo từng phòng ban khác nhau, tương ứng với một thùng carton có ghi sẵn tên phòng ban để tránh nhầm lẫn. 

Sổ sách khi bỏ vào thùng carton nên được để nằm thẳng xuống thùng và dùng giấy báo gói lại để tránh bị vấy bẩn. Bút nên để vào một túi nhỏ để tránh thất lạc và hư hỏng. Đặc biệt, hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng, doanh nghiệp nên chia thành các bìa hồ sơ khác nhau để tránh thất lạc. 

Đóng gói bàn, ghế

Đóng gói bàn ghế
Đóng gói bàn ghế

Đóng gói bàn, ghế như thế nào mới hợp lý? Khi chuyển văn phòng sẽ tùy vào từng loại bàn, ghế mà doanh nghiệp đang sử dụng. Đối với những loại bàn ghế văn phòng, ghế gỗ thông thường, doanh nghiệp có thể sử dụng giấy bìa để bọc ở xung quanh và sử dụng thêm một lớp nilon ở bên ngoài để tránh bị trầy xước. 

Quan trọng hơn hết, doanh nghiệp nên bọc kỹ ở các cạnh của bàn, ghế để khi di chuyển, bàn, ghế sẽ không bị trầy xước hay làm hư hỏng các vật dụng khác nếu xe có rung lắc, va chạm. 

Tuy nhiên, với những loại sofa mềm, doanh nghiệp nên gói kín bằng màng bọc nilon để tránh bị vấy bẩn, bám bụi và ẩm mốc khi vận chuyển. 

Trường hợp bàn, ghế của doanh nghiệp có thể tháo lắp, doanh nghiệp có thể bọc màng nilon hoặc dán màn PE xung quanh từng bộ phận nhưng vẫn bọc kỹ ở các góc nhọn. Ốc vít sau khi tháo nên gói lại thành một túi riêng và để cùng một thùng carton có chứa các bộ phận để tiện cho việc lắp ráp sau này. 

Đóng gói kệ, tủ

Để đóng gói kệ, tủ, doanh nghiệp nên làm thế nào? Vấn đề này, doanh nghiệp có thể áp dụng cách đóng gói tương tự như với bàn, ghế nếu kệ, tủ của doanh nghiệp có thể tháo rời. Tuy nhiên, nếu không thể tháo lắp, doanh nghiệp nên sử dụng màng PE để tránh trầy xước, hư hỏng và cố định. Nếu có thùng carton tương xứng, doanh nghiệp có thể để vào trong thùng để đảm bảo an toàn. 

Đóng gói kệ tủ
Đóng gói kệ tủ

Đóng gói các đồ vật trang trí văn phòng

Khi đóng gói đồ vật trang trí văn phòng, doanh nghiệp cần làm như thế nào? Tùy vào từng chất liệu và từng loại đồ vật trang trí mà doanh nghiệp có thể tùy ý áp dụng các cách đóng gói đã kể ở trên như: Sử dụng giấy báo hoặc màng bọt khí để bọc xung quanh các đồ vật,…

Các đồ dùng này, doanh nghiệp nên sắp xếp gọn gàng và khoa học trong cùng một thùng carton để tiết kiệm không gian, tránh thất lạc cũng như đảm bảo an toàn cho các đồ vật trong thùng khi đang vận chuyển trên đường. 

Đóng gói máy tính

Doanh nghiệp đóng gói máy tính như thế nào để việc vận chuyển được an toàn? Sau khi tháo, doanh nghiệp nên để các dây nối thành một nhóm và dán chúng lại với nhau, sau đó để cùng một thùng carton với CPU để tránh bị nhầm lẫn với dây nối của các thiết bị khác. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng một tấm bọc lót cùng một 1 tấm bao nilon để bọc xung quanh màn hình máy tính trước khi bỏ vào thùng carton để tránh bị sốc, va đập trong quá trình vận chuyển, hạn chế vỡ, trầy xước màn hình, gây hư hỏng. 

Đóng gói máy in

Máy in tuy có kích thước nhỏ nhưng đóng gói thế nào mới hợp lý? Trước khi cho vào thùng carton, doanh nghiệp vẫn nên sử dụng màng nilon bọc ở màn hình máy in trước. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng máy in có kích thước to, không thể để vào thùng thì có thể dùng màng co bọc ở xung quanh máy để tránh máy bị va đập, gây trầy xước. 

Lưu ý: Trước khi đóng gói máy in, doanh nghiệp nên kiểm tra và tháo hộp mực của máy ra trước rồi vào một thùng riêng thật cẩn thận, tránh hộp mực nghiêng ngả, đổ, dây bẩn. 

Đóng gói máy lạnh

Để máy lạnh được an toàn khi vận chuyển văn phòng, doanh nghiệp cần làm gì? Tốt nhất, doanh nghiệp nên sử dụng màng bọc PE hoặc màng xốp để tránh máy bị va đập, trầy xước khi vận chuyển. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại màng bọc chuyên dụng cho thiết bị điện tử, điện lạnh để thiết bị được bảo vệ tốt nhất. 

Khi đặt máy lạnh vào thùng carton, doanh nghiệp nên lót thêm phía dưới một lớp xốp hoặc vải để chống sốc và chọn loại thùng carton có kích thước tương xứng. 

Khi vận chuyển, doanh nghiệp nên để các bộ phận của máy lạnh theo trình tự từ cục nóng dựng đứng, cục lạnh thì để nằm ngang để quá trình vận chuyển không làm hư hỏng các bộ phận này. 

Đơn vị chuyển văn phòng sẽ có cách đóng gói chuyên nghiệp và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian.
Đơn vị chuyển văn phòng sẽ có cách đóng gói chuyên nghiệp và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian.

Đóng gói đồ dùng khi vận chuyển văn phòng cần lưu ý những gì?

Ngoài những thông tin trên, khi đóng gói và vận chuyển văn phòng, doanh nghiệp nên lưu ý những gì?

  • Phân loại đồ dùng theo từng hạng mục nhất định và để các đồ dùng cùng loại vào một thùng carton, có đánh dấu để tránh nhầm lẫn, thất lạc. 
  • Luôn phải sắp xếp đồ dùng một cách hợp lý và khoa học kể cả đồ vật trong thùng cũng như khi sắp xếp lên xe. 
  • Lựa chọn phương tiện di chuyển an toàn, có kích thước và trọng tải phù hợp, vệ sinh kỹ thùng xe để tránh tình trạng hư hỏng đồ đạc hoặc đồ dùng trên bị ẩm mốc, bám mùi. 

Lời kết

Việc tháo, lắp ráp và đóng gói các đồ dùng quả thật không hề dễ dàng gì. Nhưng với những cách tháo, lắp ráp và đóng gói vật dụng khi vận chuyển văn phòng đã được chia sẻ ở trên, LefoMoving chắc hẳn bạn sẽ có cho mình phương pháp phù hợp, giúp việc di dời văn phòng được an toàn và thuận tiện hơn. Nếu bạn đang cần một đơn vị chuyển văn phòng trọn gói uy tín, chuyên nghiệp thì có thể liên hệ cho LefoMoving qua hotline 09 69 69 69 80 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Chia sẻ:

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng
//
Giỏ hàng trống
0
//