Tổng hợp đầy đủ các kích thước xe tải mới nhất hiện nay

Nội dung

Kích thước xe tải đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hiệu quả vận chuyển, đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, với sự đa dạng về chủng loại và kích thước xe tải trên thị trường, việc lựa chọn đúng loại xe cho nhu cầu vận chuyển cụ thể trở nên phức tạp. Đây được xem là bài toán nan giải với nhiều doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vận tải.

Hiểu được điều đó, bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về kích thước xe tải, giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt khi thuê xe.

Vai trò của kích thước xe tải trong vận chuyển hàng hóa

Kích thước xe tải có vai trò gì trong vận chuyển hàng hóa? Kích thước xe tải là các thông số xe tải về chiều dài, chiều rộng và chiều cao của thùng xe. Kích thước này được đo bằng đơn vị mét (m). Kích thước xe tải có thể thay đổi tùy theo loại xe, tải trọng và mục đích sử dụng. 

Vai trò của kích thước xe tải trong vận chuyển hàng hóa
Vai trò của kích thước xe tải trong vận chuyển hàng hóa

Kích thước xe tải đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như:

Khả năng chuyên chở:

  • Kích thước thùng xe quyết định lượng hàng hóa tối đa mà xe có thể chở được. Xe tải có kích thước lớn (như xe container, xe đầu kéo) có thể chở được khối lượng hàng hóa khổng lồ, phù hợp cho vận chuyển liên tỉnh, quốc tế hoặc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh. Ngược lại, xe tải nhỏ (như xe tải van, xe bán tải) phù hợp cho vận chuyển hàng hóa trong nội thành hoặc khối lượng nhỏ hơn.
  • Kích thước xe cũng ảnh hưởng đến kích thước hàng hóa có thể chở được. Ví dụ, xe tải có chiều cao thùng thấp không thể chở được hàng hóa quá cao.

Hiệu quả vận chuyển:

  • Lựa chọn xe tải có kích thước phù hợp với lượng hàng hóa giúp tối ưu hóa hiệu quả vận chuyển, tiết kiệm chi phí xăng dầu, nhân công và thời gian.
  • Việc sử dụng xe tải quá lớn cho lượng hàng hóa nhỏ sẽ dẫn đến lãng phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển cao hơn. Ngược lại, sử dụng xe tải quá nhỏ để chở hàng hóa quá khổ có thể gây hư hỏng hàng hóa, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

An toàn giao thông: Kích thước xe tải cần phù hợp với kích thước và trọng lượng hàng hóa để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Xe tải quá tải, quá khổ có thể gây mất cân bằng, lật xe, nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Việc chở hàng hóa quá khổ nhô ra ngoài thùng xe cũng tiềm ẩn nguy cơ va chạm, tai nạn.

Quy định pháp luật: Mỗi quốc gia, khu vực đều có quy định về kích thước xe tải và tải trọng hàng hóa được phép chở. Việc vi phạm quy định này có thể dẫn đến các biện pháp phạt hành chính như phạt tiền, tạm giữ phương tiện, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khả năng di chuyển: Xe tải nhỏ có thể dễ dàng di chuyển trong khu vực nội thành, qua các ngõ hẹp. Xe tải lớn có thể gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển, đặc biệt là ở những khu vực đông dân cư.

Chi phí bảo dưỡng: Xe tải lớn thường có chi phí bảo dưỡng cao hơn xe tải nhỏ.

Lựa chọn kích thước xe tải phù hợp với nhu cầu vận chuyển là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp và cá nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như khối lượng, thể tích hàng hóa, địa hình vận chuyển, quy định pháp luật và chi phí vận chuyển để lựa chọn được loại xe tải phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Kích thước tiêu chuẩn của các loại xe tải phổ biến

Bảng tóm tắt kích thước tiêu chuẩn của các loại xe tải

LephongMoving có các loại xe tải với kích thước, trọng lượng và tải trọng nào? Công ty vận tải LephongMoving cung cấp bảng thông số kích thước, trọng lượng và tải trọng các loại xe tải chở hàng được phép lưu thông tại Việt Nam ở bảng nội dung bên dưới. Qua đó, khách hàng có thể dễ dàng đọc tham khảo, tìm hiểu và lựa chọn loại xe tải phù hợp khi vận chuyển hàng hóa, nhờ đó giúp tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí.

 

 

Cách đo kích thước xe tải
Cách đo kích thước xe tải
Loại Xe tải Kích thước (mét) Trọng lượng xe không tải Tải trọng chở hàng (tấn) Số khối (cbm)
Xe tải 1 tấn 3,85×1,6×1,6 1,200 kg 1 6
Xe tải 1,25 tấn 3,3×1,6×1,6 2,355 kg 1,25 7
Xe tải 1,5 tấn 3,2×1,55×1,55 2,570 kg 1,1 7
Xe tải 2 tấn 6x2x2 2,795 kg 1,8 24
Xe tải 2,5 tấn 4×1,7×1,8 2,780 kg 2,2 13,6
Xe tải 3,5 tấn 4,9x2x1,8 3,000 kg 3,2 17,64
Xe tải 5 tấn 6,2×2,2×2,5 3,205 kg 4,5 34
Xe tải 8 tấn 9,3×2,35×2,6 5,400 kg 7 50
Xe tải 9 tấn 9,7×2,4×3,6 5,925 kg 9 50
Xe tải 10 tấn 9,5×2,4×2,5 2,940kg 9,7 55
Xe tải 12 tấn 12,1×2,5×4,0 11,100 kg 12,7 55
Xe tải 14 tấn 11,9×2,5×3,6 9,805 kg 14 55
Xe tải 15 tấn 9,5×2,37×2,6 8,955 kg 15 55
Xe tải 18 tấn 12,2×2,5×3,5 12,070 kg 17,8 55
Xe tải 20 tấn 9,7×2,35×2,15 12,970 kg 20 55
Xe tải 25 tấn 12,1×2,5×3,14 13,170 kg 25 65

Chi tiết kích thước thùng xe, chiều dài, chiều rộng, chiều cao

Kích thước thùng xe tải là gì? Kích thước thùng xe tải là chiều dài, chiều rộng và chiều cao của phần thùng xe, nơi dùng để chứa hàng hóa. Kích thước này được đo bằng đơn vị mét (m). Kích thước thùng xe tải được ghi rõ trên sổ đăng kiểm xe và thông số kỹ thuật của xe. Khi lựa chọn xe tải để vận chuyển hàng hóa, bạn cần lưu ý đến kích thước thùng xe để đảm bảo rằng hàng hóa có thể được xếp dỡ dễ dàng và an toàn.

Kích thước thùng xe tải khác nhau tùy theo loại xe tải và nhu cầu sử dụng. Dưới đây là một số kích thước thùng xe tải phổ biến phân theo trọng tải:

  • Kích thước thùng xe tải 1 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 6 – 8 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 1.100kg 1.000kg 900 kg
Chiều Dài 3,15m 3,3m 3,5m
Chiều Rộng 1,65m 1,7m 1,7m
Chiều Cao 1,65m 1,7m 1,7m
  • Kích thước thùng xe tải 1.8 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 8 – 12 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 1.950kg 1.850kg 1.750kg
Chiều Dài 3,4m 4,1m 6,1m
Chiều Rộng 1,75m 1,8m 1,9m
Chiều Cao 1,75m 1,8m 1,9m
  • Kích thước thùng xe tải 2,4 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 8 – 15 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 2.400kg 2.200kg 1.900kg
Chiều Dài 3,4m 4,1m 6,1m
Chiều Rộng 1,75m 1,8m 1,9m
Chiều Cao 1,75m 1,8m 1,9m
  • Kích thước thùng xe tải 3,5 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 12 – 20 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 3.400kg 3.200kg 3.000kg
Chiều Dài 3,4m 4,1m 6,15m
Chiều Rộng 2.05m 2.05m 2m
Chiều Cao 1,9m 1,9m 1,9m
  • Kích thước thùng xe tải 5 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 20 – 30 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 5,200kg 4,700kg 4,200kg
Chiều Dài 5,7m 6,1m 7,15m
Chiều Rộng 2.1m 2.1m 2,2m
Chiều Cao 2.1m 2.1m 2.2m
  • Kích thước thùng xe tải 6,2 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 25 – 35 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 6,200kg 7,700kg 5,200kg
Chiều Dài 5,7m 6,1m 7,15m
2,2m 2,2m 2,2m 2,25m
Chiều Cao 2.15m 2.15m 2.2m
  • Kích thước thùng xe tải 8 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 45 – 60 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 8,300kg 7,700kg 7,200kg
Chiều Dài 7,5m 8,6m 9,7m
Chiều Rộng 2,35m 2,35m 2,35m
Chiều Cao 2.15m 2.4m 2.6m
  • Kích thước thùng xe tải 10 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 45 – 60 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 11,300kg 10,200kg 9,600kg
Chiều Dài 8,5m 9,2m 9,7m
Chiều Rộng 2,35m 2,35m 2,35m
Chiều Cao 2.15m 2.4m 2.6m
  • Kích thước thùng xe tải 12 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 45 – 60 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 12,300kg 11,200kg 9,900kg
Chiều Dài 8,5m 9,2m 9,7m
Chiều Rộng 2,35m 2,35m 2,35m
Chiều Cao 2.15m 2.4m 2.6m
  • Kích thước thùng xe tải 15tấn

Thể tích sức chứa: Từ 45 – 60 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 15,300kg 14,700kg 14,200kg
Chiều Dài 8,5m 9,2m 9,8m
Chiều Rộng 2,35m 2,35m 2,35m
Chiều Cao 2.15m 2.6m 2.6m
  • Kích thước thùng xe tải 18 tấn

Thể tích sức chứa: Từ 45 – 60 Khối

THÔNG SỐ LOẠI NGẮN TRUNG BÌNH LOẠI SIÊU DÀI
Tải Trọng 18,500kg 17,900kg 17,200kg
Chiều Dài 8,5m 9,2m 9,8m
Chiều Rộng 2,35m 2,35m 2,35m
Chiều Cao 2.15m 2.6m 2.6m

Kích thước khung gầm, trục bánh xe, khoảng sáng gầm xe tải

Kích thước khung gầm, trục bánh xe, khoảng sáng gầm xe tải
Kích thước khung gầm, trục bánh xe, khoảng sáng gầm xe tải

Kích thước khung gầm xe tải, kích thước trục bánh xe, kích thước khoảng gầm sáng là gì? 

Kích thước khung gầm xe tải, trục bánh xe và khoảng sáng gầm xe được ghi rõ trên sổ đăng kiểm xe và thông số kỹ thuật của xe. Khi lựa chọn xe tải để vận chuyển hàng hóa, bạn cần lưu ý đến các kích thước này để đảm bảo rằng xe phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện địa hình.

Kích thước khung gầm xe tải là gì? Khung gầm là bộ phận quan trọng nhất của xe tải, có vai trò chịu lực và liên kết các bộ phận khác của xe lại với nhau. Kích thước khung gầm thay đổi tùy theo loại xe tải, tải trọng và mục đích sử dụng. Kích thước khung gầm xe tải được thể hiện bằng chiều dài, chiều rộng và chiều cao (L x W x H), đơn vị mét (m).

Kích thước trục bánh xe là gì? Trục bánh xe là bộ phận liên kết bánh xe với khung gầm và truyền lực từ động cơ đến bánh xe. Xe tải có thể có hai hoặc ba trục bánh xe. Kích thước trục bánh xe được thể hiện bằng khoảng cách giữa hai bánh xe cùng một trục, đơn vị mét (m) và ảnh hưởng đến khả năng ổn định và khả năng di chuyển của xe tải.

Khoảng sáng gầm xe là gì? Khoảng sáng gầm xe là khoảng cách từ mặt đất đến điểm thấp nhất của gầm xe và được đo ở vị trí trục sau của xe. Khoảng sáng gầm xe cao giúp xe dễ dàng di chuyển trên địa hình gồ ghề, nhưng cũng làm tăng trọng tâm của xe và ảnh hưởng đến khả năng vận hành.

Bảng tham khảo kích thước khung gầm, kích thước trục bánh xe, khoảng sáng gầm xe tiêu chuẩn

Loại xe tải Tải trọng (tấn) Kích thước khung gầm (D x W x H – m) Kích thước trục bánh xe (Trước – Sau – mm) Khoảng sáng gầm xe (mm)
Xe tải nhỏ 0.5 – 1.5 2.800 x 1.600 x 1.700 1.800 – 1.400 150 – 200
1.5 – 2.5 3.500 x 1.800 x 2.000 2.000 – 1.600 180 – 250
Xe tải trung bình 2.5 – 3.5 4.200 x 1.900 x 2.100 2.300 – 1.800 200 – 280
3.5 – 5 4.800 x 2.000 x 2.200 2.500 – 2.000 220 – 300
5 – 7.5 5.400 x 2.100 x 2.300 2.700 – 2.200 240 – 320
Xe tải lớn 7.5 – 8 6.000 x 2.200 x 2.400 2.900 – 2.400 260 – 340
8 – 10 6.600 x 2.300 x 2.500 3.100 – 2.600 280 – 360
10 – 12 7.200 x 2.400 x 2.600 3.300 – 2.800 300 – 380
12 – 15 7.800 x 2.500 x 2.700 3.500 – 3.000 320 – 400
15 – 20 8.400 x 2.600 x 2.800 3.700 – 3.200 340 – 420

Lưu ý: Bảng kích thước trên chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp dựa theo tiêu chuẩn kích thước khung gầm, trục bánh xe và kích thước khoảng sáng gầm xe được quy định cho xe tải. Những kích thước này sẽ khác nhau phụ thuộc vào mỗi loại xe và nhà sản xuất.

Phân loại kích thước xe tải phổ biến kèm ứng dụng

Kích thước xe tải theo kiểu thùng

Dựa theo kiểu thùng có những loại kích thước nào? Dựa theo các kiểu thùng xe tải, sẽ được phân loại thành xe tải thùng kín, xe tải thùng mui bạt và xe tải thùng lửng. Mỗi loại trên sẽ có kích thước thùng xe khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải mọi loại hàng hóa, Vì vậy, LephongMoving xin cung cấp đến quý khách hàng thông tin kích thước thùng xe tải thường gặp nhất:

Loại xe tải Trọng tải (kg) Kích thước thùng xe (m) Mét khối (m3) Loại hàng hóa
Thùng kín 500 2,1×1,5×1,5 4,72 Chuyển nhà, chuyển văn phòng nhỏ
Thùng kín, thùng lửng, thùng phủ bạt 1000 – 1,250 3,1×1,6×1,7 8,43 Chở máy móc, chuyển nhà, văn phòng
Thùng kín 1,500 3,4×1,7×1,8 10,40 Đa dạng hàng hóa
Thùng kín, thùng mui bạt 2,000 3,6×1,7×1,8 11,01 Đa dạng hàng hóa
Thùng kín, thùng mui bạt, thùng lửng, thùng lạnh 2,500 4,3×1,8×2,0 15,48 Đa dạng hàng hóa, sản phẩm đông lạnh
Thùng bạt 3,500 4,3×1,95×2,0 16,77 Đa dạng mặt hàng, hàng nặng cồng kềnh
Thùng bạt 5,000 6,0×2,2×2,4 31,68 Máy móc, vật liệu xây dựng, nông sản
Thùng lửng, thùng bạt, thùng kín, thùng lạnh 8,000 8,0×2,35×2,5 47,00 Đa dạng hàng hóa
Thùng bạt 9,000 9,0×2,35×2,5 52,87 Đa dạng hàng hóa
Thùng bạt 9,500 9,6×2,35×2,6 58,65 Đa dạng hàng hóa
Thùng bạt 10,000 9,7×2,35×2,5 56,98 Hoa quả, nông sản xuất khẩu, hàng quá khổ quá tải
Thùng bạt 11,000 10,8×2,35×2,6 65,98 Hoa quả, nông sản xuất khẩu, hàng quá khổ quá tải
Thùng bạt 15,000 11×2,35×2,6 67,21 Hoa quả, nông sản xuất khẩu, hàng quá khổ quá tải
Thùng bạt 18,000 9,7×2,5×2,2 53,35 Hoa quả, nông sản xuất khẩu, hàng quá khổ quá tải
Xe tải thùng mui bạt
Xe tải thùng mui bạt

Kích thước xe tải theo trọng tải

Dựa theo kích cỡ, tải trọng có các loại xe tải chở hàng nào? Dựa trên kích thước và tải trọng, xe tải được chia thành xe tải hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng và xe tải siêu trường, siêu trọng. Đặc điểm và ứng dụng của các loại xe này được thể hiện chi tiết:

Xe tải hạng nhẹ (xe tải nhỏ)

Xe tải hạng nhẹ là xe tải cỡ nhỏ, có tải trọng từ 1 đến dưới 7 tấn. Đặc điểm của loại xe này là kích thước nhỏ gọn, thích hợp để di chuyển trong các con nhỏ hẻm của thành phố. 

Xe tải hạng nhẹ được ứng dụng để chở nhiều đồ đạc, cụ thể:

  • Chở hàng, đồ đạc chuyển nhà, chuyển văn phòng, chuyển phân xưởng trong khu vực nội thành vì dễ dàng di chuyển vào các cung đường nhỏ.
  • Phù hợp với các loại hàng hóa nhẹ, cồng kềnh như: đồ gia dụng, thiết bị điện tử, vật liệu trang trí,…
  • Xe tải nhỏ dưới 500kg có thể lưu thông trong thành phố Hồ Chí Minh vào các khung giờ cấm xe tải.
Xe tải hạng nhẹ
Xe tải hạng nhẹ

Xe tải hạng nhẹ phổ biến:

Kích thước Xe tải 2,5 tấn Xe tải 3,5 tấn Xe tải 5 tấn
Kích thước (DxRxC) (m) 6,1 x 2,05 x 2,2 6,7x 2,1 x 2,2 6,1 x 2,05 x 2,2
Kích thước thùng xe (DxRxC) (m) 4,3 x 1,9 x 0,3 4,8 x 2,03 x 0,3 4,3 x 1,9 x 0,3
Xe tải hạng trung
Xe tải hạng trung

Xe tải hạng trung

Xe tải hạng trung là dòng xe có kích thước lớn hơn so với dòng xe tải hạng nhẹ, trọng tải dao động từ 7 đến 15 tấn. Các loại xe tải hạng trung được sử dụng cho các chuyến đi liên tỉnh với quãng đường dài. 

Có khả năng vận chuyển đa dạng hàng hóa như: nông sản, vật liệu xây dựng, trang thiết bị máy móc,… hoặc chuyển nhà liên tỉnh. Phù hợp với các loại hàng hóa có khối lượng lớn hơn nhưng vẫn yêu cầu sự linh hoạt trong di chuyển.

Kích thước xe tải hạng trung phổ biến:

Kích thước Xe tải 7 tấn Xe tải 10 tấn
Kích thước (DxRxC) (m) 10,2 x 2,5 x 4,0 9,7 x 2,35 x 2,5
Kích thước thùng xe (DxRxC) (m) 7,9 x 2,3 x 2,4 9,7 x 2,4 x 2,5

Xe tải hạng nặng

Xe tải hạng nặng là dòng xe chịu được tải trọng rất lớn, thường từ 16 trở lên tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng giao thông. Các loại xe tải hạng nặng chủ yếu chở hàng hóa có khối lượng và số lượng lớn thuộc các tuyến vận chuyển đường dài, phù hợp với các loại hàng hóa nặng như: sắt thép, xi măng, đá,… Một số xe tích hợp thêm rơ moóc để kéo container, chuyên vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Kích thước xe tải hạng nặng phổ biến:

Kích thước Xe tải 16 tấn Xe tải 20 tấn
Kích thước (DxRxC) (m) 9,7×2,36×3,3 12,4 x 2,5 x 3,5
Kích thước thùng xe (DxRxC) (m) 7,3x 2,2x 2,1 9.7 x 23 x 0.74/2.1

Những quy định của pháp luật về kích thước thùng xe tải

Pháp luật quy định như thế nào về kích thước thùng xe tải? Theo Thông tư 42/2014/BGTVT, những quy định của pháp luật về kích thước thùng xe tải được quy định như sau:

  • Giới hạn tối đa phủ bì thùng xe tải:
    • Chiều dài nhất: 10m (phủ bì).
    • Chiều ngang rộng nhất: 2,5m (phủ bì).
    • Chiều cao nhất: 4m (tính từ mặt đất).
  • Giới hạn tối đa lòng thùng xe tải: 
    • Chiều dài nhất: 9,8m (lọt lòng)
    • Chiều ngang rộng nhất: 2,4m (lọt lòng)
    • Chiều cao nhất: 2,7m (tính từ sàn đế mui)
  • Giới hạn chiều cao xe tải trước 2014 và sau 2014 
    • Những loại xe có năm đăng ký từ 2014 trở về trước chiều cao tối đa được phép lưu thông là 4m tính từ mặt đất. Chiều cao sàn xe là 1,3m như vậy chiều cao lòng thùng có thể lên đến 2,7m.
    • Những loại xe có năm đăng ký từ 2015 trở về sau chiều cao tối đa được phép lưu thông là 3,5m tính từ mặt đất. Chiều cao sàn xe là 1,3m như vậy chiều cao lòng thùng có thể lên đến 2,2m.

Cách lựa chọn kích thước xe tải phù hợp với nhu cầu

Lựa chọn kích thước xe tải phục vụ nhu cầu chở hàng hóa

Cách lựa chọn kích thước xe tải phục vụ nhu cầu chở hàng hóa
Cách lựa chọn kích thước xe tải phục vụ nhu cầu chở hàng hóa

Làm thế nào để lựa chọn kích thước xe tải phục vụ nhu cầu chở hàng hóa? Lựa chọn kích thước xe tải phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả vận chuyển, tiết kiệm chi phí và an toàn giao thông cho cả chở hàng nội thành và liên tỉnh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

Đối với nhu cầu chở hàng nội thành:

  • Kích thước nhỏ gọn: Ưu tiên xe tải có kích thước nhỏ gọn như xe tải van, xe tải nhỏ để dễ dàng di chuyển trong khu vực nội thành, đặc biệt là những con đường hẹp, đông đúc.
  • Tải trọng phù hợp: Lựa chọn xe tải có tải trọng phù hợp với nhu cầu vận chuyển, tránh chở quá tải gây nguy hiểm và vi phạm luật giao thông.
  • Khả năng linh hoạt: Xe tải cần có khả năng linh hoạt để dễ dàng di chuyển, quay đầu và bốc dỡ hàng hóa trong khu vực chật hẹp.
  • Tính tiết kiệm: Ưu tiên xe tải tiết kiệm nhiên liệu để giảm chi phí vận hành, phù hợp với việc di chuyển nhiều trong nội thành.

Đối với nhu cầu chở hàng liên tỉnh:

  • Kích thước phù hợp: Lựa chọn xe tải có kích thước phù hợp với khối lượng và số lượng hàng hóa cần vận chuyển. Xe tải lớn như xe tải trung bình, xe tải lớn hoặc container phù hợp cho vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, quãng đường dài.
  • Tải trọng cao: Xe tải cần có tải trọng cao để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn trên quãng đường dài.
  • Hiệu suất vận hành: Xe tải cần có hiệu suất vận hành tốt, đảm bảo an toàn và ổn định khi di chuyển trên đường cao tốc hoặc địa hình phức tạp.
  • Tiện nghi cho lái xe: Lựa chọn xe tải có đầy đủ tiện nghi cho lái xe để đảm bảo sức khỏe và sự tập trung khi lái xe đường dài.

Lựa chọn kích thước xe tải phục vụ nhu cầu chuyển nhà, văn phòng, kho xưởng

Lựa chọn kích thước xe tải phục vụ nhu cầu chuyển nhà, văn phòng,
Lựa chọn kích thước xe tải phục vụ nhu cầu chuyển nhà, văn phòng

Làm thế nào để lựa chọn kích thước xe tải phục vụ nhu cầu chuyển nhà, văn phòng, kho xưởng? Việc lựa chọn kích thước xe tải phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí cho quá trình chuyển nhà, văn phòng, kho xưởng. Dưới đây là một số bước hướng dẫn bạn cách lựa chọn kích thước xe tải phù hợp:

  • Xác định khối lượng và kích thước đồ đạc cần vận chuyển:
    • Lập danh sách chi tiết các vật dụng cần chuyển bao gồm đồ nội thất, trang thiết bị, đồ dùng cá nhân,…
    • Ước lượng kích thước và trọng lượng của từng vật dụng bằng cách sử dụng thước đo và cân để có được số liệu chính xác nhất.
    • Cộng dồn khối lượng và kích thước của tất cả các vật dụng để xác định tổng khối lượng và kích thước cần vận chuyển.
  • Tham khảo kích thước thùng xe tải và xem xét quãng đường, địa hình cần vận chuyển để lựa chọn. Cụ thể:
    • Đối với kích thước thùng xe tải: So sánh tổng khối lượng và kích thước đồ đạc cần vận chuyển với kích thước thùng xe tải và chọn xe tải có kích thước thùng xe lớn hơn hoặc bằng tổng khối lượng và kích thước đồ đạc cần vận chuyển để đảm bảo có đủ không gian chứa tất cả đồ đạc. Tránh chọn xe tải quá lớn vì sẽ lãng phí chi phí vận chuyển và gây khó khăn trong việc di chuyển, bốc xếp hàng hóa.
    • Đối với quãng đường vận chuyển, quãng đường ngắn (dưới 50km) có thể lựa chọn xe tải nhỏ hoặc vừa, quãng đường dài (trên 50km) nên lựa chọn xe tải lớn hơn để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và tiết kiệm chi phí vận chuyển.
    • Nếu di chuyển qua khu vực có địa hình gồ ghề, đồi núi, nên chọn xe tải có tải trọng cao, hệ thống treo chắc chắn và khả năng vận hành mạnh mẽ.

Các câu hỏi thường gặp về kích thước xe tải

1. Kích thước xe tải nào phù hợp với vận chuyển hàng hóa nội thành?

Kích thước xe tải được phép lưu thông trên đường nội thành phụ thuộc vào quy định của từng địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung, các loại xe tải sau đây được phép lưu thông trên đường nội thành:

  • Xe tải nhỏ (từ 1 tấn đến 3.5 tấn).
  • Xe tải trung bình (từ 3.5 tấn đến 8 tấn).

2. Xe tải có kích thước thế nào được phép lưu thông trên đường cao tốc?

Kích thước xe tải được phép lưu thông trên đường cao tốc tại Việt Nam được quy định theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định về kết cấu và bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với xe ô tô và kéo rơ mooc và Thông tư 01/2020/BGTVT về quy định về kích thước xe ô tô và kéo rơ moóc được phép lưu thông trên đường bộ.

  • Chiều dài: Không quá 12 mét.
  • Chiều rộng: Không quá 2,55 mét.
  • Chiều cao: Không quá 4 mét.
  • Chiều cao tổng thể từ mặt đường đến điểm cao nhất trên nóc xe, bao gồm cả giá chở hàng: Không quá 4,3 mét.

3. Xe tải 2 chân (giò), xe tải 3 chân, 4 chân là gì?

“Chân” hay ”giò” xe tải là cách gọi chung trong giới ngành vận tải hàng hóa, là một thuật ngữ tự hội nhóm thành lập. Nó là cách gọi khác của nhóm tải trọng xe tải được thép chuyên chở. Để nhận dạng loại xe tải mấy chân thì người ta dựa vào số trục bánh xe để xác định, mỗi trục tương ứng 1 chân. Ví dụ: 

  • Xe 2 chân thì gồm 1 trục trước và 1 trục sau, trục trước có 2 bánh xe lắp 2 bên, trục sau mỗi bên được lắp 1-2 bánh tùy tải trọng thiết kế.
  • Xe 3 chân cũng tương tự vậy, bao gồm 1 trục trước và 2 trục sau, xe 4 chân ghì gồm 2 trục trước và 2 trục sau, xe 5 chân 2 trục trước 3 trục sau…

4. Xe có tải trọng 3 tấn có chở hàng quá 3,5 mét được không?

Theo quy định, xe có tải trọng từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn chỉ được phép chở hàng cao tối đa 3,5 mét. Do đó, xe có tải trọng 3 tấn không được phép chở hàng quá 3,5 mét.

5. Xe 2 dí là gì?

Xe 2 dí là một loại xe tải chở hàng có 2 trục trước và 1 trục sau, tải trọng xe được phép chở từ 8 tấn đến 12 tấn tùy hãng sản xuất và tùy trọng lượng bản thân, trọng lượng bản thân càng nhẹ thì tải trọng cho phép càng cao và ngược lại.

Xe 2 dí có kích thước thùng ngang 2,35 cao 2,15m đến 2,65m, chiều dài giao động từ 8m đến 10m tùy hãng sản xuất. Hiện tại các mới chỉ có các hãng của Trung Quốc sản xuất loại xe này, các hàng khác như ISUZU và HINO thì chưa có dòng xe này vì tính an toàn không cao.

Hy vọng với thông tin bổ ích trên, bạn có thể tìm ra xe tải có kích thước thùng phù hợp với yêu cầu và mong muốn sử dụng. Nếu có nhu cầu vận tải hàng hóa, bạn có thể liên hệ với công ty qua hotline 09.69.69.69.80 để được tư vấn dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng LephongMoving nhé. 

Chia sẻ:

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng 0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng
0