Hướng dẫn quy cách đóng gói hàng hóa theo từng loại từ A-Z

Nội dung

Bạn đã biết cách đóng gói hàng hóa theo từng loại đúng cách hay chưa? Đóng gói hàng hóa có những yêu cầu, tiêu chí nào? Làm sao để gói hàng một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm an toàn và tiết kiệm chi phí nhất. Hãy cùng LefoMoving tìm hiểu hướng dẫn quy cách đóng gói hàng hóa theo từng loại từ A-Z qua nội dung bài viết dưới đây.

Chức năng của việc đóng gói hàng hóa đúng cách

Đóng gói hàng hóa là công việc được thực hiện nhằm đảm bảo hàng hóa an toàn, không bị trầy xước, hư hại trước các tác động bên ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Mỗi loại hàng hóa sẽ có quy cách đóng gói riêng biệt với những yêu cầu, tiêu chuẩn phù hợp với đặc tính của sản phẩm đó.

Không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm, đóng gói hàng hóa còn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, bốc dỡ và vận chuyển. Công việc đóng gói còn giúp thể hiện đầy đủ thông tin, quảng cáo sản phẩm và tạo điều kiện tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa sản phẩm.

Đóng gói hàng hóa có tác dụng bảo vệ sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, bốc xếp, vận chuyển
Đóng gói hàng hóa có tác dụng bảo vệ sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, bốc xếp, vận chuyển

Quy cách đóng gói hàng hóa được phân ra thành loại như sau;

  • Dựa vào công dụng bao bì: Bao bì ngoài và bao bì trong.
  • Dựa theo số lần sử dụng bao bì: Bao bì sử dụng 1 lần và bao bì sử dụng nhiều lần.
  • Dựa vào đặc tính chịu nén bao bì: Bao bì mềm, bao bì nửa cứng và bao bì cứng.
  • Dựa theo vật liệu chế tạo: Bao bì làm từ gỗ, carton, kim loại, dệt, giấy, thủy tinh, tre nứa, vật liệu nhân tạo, bao bì tổng hợp,…

Đóng gói hàng hóa gồm những yêu cầu nào?

Để giúp đảm bảo hàng hóa an toàn trong quá trình vận chuyển và vẫn giữ nguyên vẹn khi đến tay khách hàng, bao bì dùng để đóng gói hàng hóa cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Độ cứng, độ dẻo dai và độ bền tốt, đáp ứng khả năng chịu lực do bốc xếp, kéo đẩy, va chạm trong quá trình vận chuyển.
  • Phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn kích thước với hình thức vận chuyển (đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường biển,…).
  • Đảm bảo chịu đựng được nhiệt độ, khí hậu, thời tiết khi di chuyển nhiều địa điểm khác nhau.
  • Thùng, hộp, bao bì dùng để đóng gói không bị ẩm mốc, biến mùi, hư hỏng.
  • Có ký hiệu, thông tin rõ ràng trên bao bì đóng gói giúp người dùng dễ dàng phân biệt khi phân loại, bốc xếp, vận chuyển và bảo quản.
Bao bì đóng gói hàng hóa cần có độ cứng, độ dẻo và độ bền tốt
Bao bì đóng gói hàng hóa cần có độ cứng, độ dẻo và độ bền tốt

Bên cạnh các yêu cầu về bao bì, khi đóng gói hàng hóa cần phải tuân thủ theo các quy định như:

  • Tất cả hàng hóa phải được bao bọc, chèn lót thêm bằng giấy báo, màng xốp hơi, túi cột khí,… để giảm lực chịu tác động khi vận chuyển.
  • Thùng hàng phải được niêm phong chắc chắn bằng băng keo, đảm bảo thùng đóng gói không bị hở dẫn đến rơi rớt, thất lạc đồ đạc bên trong.
  • Mỗi loại sản phẩm, hàng hóa phải được đóng gói, vận chuyển theo tiêu chuẩn, đặc tính của mặt hàng đó như hàng dễ vỡ, hàng giá trị, hàng nặng cồng kềnh, hàng dễ bị bẩn, chất lỏng,…
  • Hàng hóa, sản phẩm có hình dáng đặc biệt, góc nhọn, chi tiết nhỏ nhô ra,… cần được bao bọc cẩn thận.
  • Mọi thông tin về sản phẩm, yêu cầu vận chuyển, khách hàng (tên, địa chỉ,…) cần được ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì để dễ tìm kiếm, phân loại để tránh thất lạc.

Hướng dẫn quy cách đóng gói hàng hóa theo từng loại từ A-Z

Các đóng gói hàng điện tử, linh kiện điện tử

Các sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử như điện thoại, máy tính, laptop, vi mạch,…. rất dễ bị hư hỏng khi bị va chạm hoặc gặp môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao. Để bảo vệ chúng an toàn, tìm hiểu ngay cách đóng gói hàng điện tử theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đóng gói hàng hóa bằng các vật liệu chống sốc, chống va đập như màng PE, giấy bọt khí, mút xốp, tấm đệm xốp bọt (PU, PP,…),… từ 3- 4 lớp.
  • Bước 2: Dùng băng dính cố định thật chặt lớp đóng gói.
  • Bước 3: Sử dụng thùng carton 3 lớp hoặc 5 lớp bọc phía ngoài cùng và dùng băng keo dán chặt nắp thùng.
Bao bì đóng gói hàng hóa cần có độ cứng, độ dẻo và độ bền tốt
Bao bì đóng gói hàng hóa cần có độ cứng, độ dẻo và độ bền tốt

Cách đóng gói hàng hóa làm từ thủy tinh, gốm sứ

Tất cả hàng hóa, đồ đạc, sản phẩm làm từ thủy tinh, gốm, sành sứ đều rất dễ bị bể vỡ dù chỉ xảy ra một va chạm nhỏ. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng tấm bọt khí và cuộn kín toàn bộ sản phẩm ít nhất từ 3-5 lớp hay độ dày tối thiểu đạt 5cm. Hàng hóa không nên đặt trực tiếp vào thùng đóng gói, bạn nên đặt sản phẩm cách các vách thùng khoảng 5cm bằng cách sử dụng vật liệu chèn lót như mút xốp định hình, giấy báo,… Cuối cùng, bạn lấp đầy các khoảng trống để đảm bảo hàng hóa không bị rung lắc, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Đừng quên cố định thật chặt thùng hàng bằng băng dính và sử dụng thùng carton 5 lớp hoặc 7 lớp khi đóng gói vận chuyển đồ gốm, đồ thủy tinh.

Đóng gói hàng hóa làm từ thủy tinh gốm sứ nên cách vách thùng tối thiểu 5cm
Đóng gói hàng hóa làm từ thủy tinh gốm sứ nên cách vách thùng tối thiểu 5cm

Cách đóng gói hàng mỹ phẩm

Phấn bị bể vỡ, chất lỏng đựng trong chai bị chảy tràn,… là những điều không ai mong muốn khi vận chuyển mỹ phẩm. Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần nắm rõ cách đóng gói hàng mỹ phẩm theo từng bước như sau:

  • Bước 1: Dùng băng keo dán chặt nắp hộp, túi, chai, lọ sản phẩm.
  • Bước 2: Bên ngoài sản phẩm bọc kín bằng nhiều lớp chống va đập, chống sốc như mút xốp, màng xốp nổ, túi bọt khí,…
  • Bước 3: Đặt vào thùng đóng gói và lấp đầy khoảng trống bên trong hộp bằng hạt xốp, giấy vụn, sợi gỗ bào,…
Sử dụng hộp carton có kích thước vừa khít khi đóng gói mỹ phẩm
Sử dụng hộp carton có kích thước vừa khít khi đóng gói mỹ phẩm

Cách đóng gói sách, hàng văn phòng phẩm cuộn tròn

Để vận chuyển sách được an toàn, bạn cần phải biết cách đóng gói sách, văn phòng phẩm chỉnh chu và cận thận. Tuy nhiên, việc đóng gói sách khá là đơn giản hơn so với các loại hàng hóa khác, bởi chúng ít bị hư hỏng do tác động ngoại lực. 

  • Hàng hóa, sản phẩm dạng mảnh (giấy báo, tranh vẽ, bản đồ,…): Bạn chỉ cần cuộn chúng lại và cho vào ống nhựa hoặc ống bìa carton cứng và bịt kín 2 đầu ống. 
  • Hàng hóa, sản phẩm dạng quyển (Tập, sách, tài liệu,…): Bạn có thể đóng gói bằng cách đặt vào cặp tài liệu và đóng gói vào thùng carton cứng kích thước phù hợp và niêm phong lại bằng băng dính là hoàn thành. Không quên bọc kín sản phẩm bằng túi nilon trước khi đóng gói phòng ngừa bị ướt, thấm nước.
Sử dụng ống nhựa hoặc ống carton khi đóng gói hàng văn phòng phẩm dạng mảnh
Sử dụng ống nhựa hoặc ống carton khi đóng gói hàng văn phòng phẩm dạng mảnh

Cách đóng gói bao bì sản phẩm, thực phẩm khô

Đối với thực phẩm khô, bạn nên đóng gói bằng nhiều lớp để tránh phát tán mùi gây thu hút côn trùng. Tốt nhất, nên hút chân không sản phẩm hoặc cho thêm các túi chống ẩm trước khi cho vào thùng đóng gói. Sau đó, niêm phong lại bằng băng dính và ghi chú thêm về thời hạn sử dụng sản phẩm.

Cách đóng gói đồ gia dụng

Cách đóng gói đồ gia dụng tương tự như cách đóng gói hàng dễ bể vỡ, bọc tất cả các mặt sản phẩm bằng màng xốp nổ hoặc túi cột khí có độ dày tối thiểu 5cm. Sau đó, xếp chúng vào thùng carton 3 hoặc 5 lớp vừa khít với sản phẩm và niêm phong thật chặt thùng hàng bằng băng dính.

Sử dụng thùng carton dày khi đóng gói đồ gia dụng
Sử dụng thùng carton dày khi đóng gói đồ gia dụng

Cách đóng gói chai, bình, lọ có chứa chất lỏng

Cách đóng gói chai, bình, lọ có chứa chất lỏng, dung dịch phải đảm bảo sao cho chất lỏng không chảy tràn ra bên ngoài. Vậy nên trước khi đóng gói, bạn cần niêm phong miệng nắp bằng băng dính để cố định sản phẩm, sau đó dùng túi cột khí để bọc xung quanh chai, lọ. Nếu phải đóng gói nhiều chai cùng lúc, bạn nên sử dụng thêm vách ngăn hoặc các vật liệu chống sốc như màng xốp nổ, túi cột khí, mút xốp,… Và bạn cũng đừng quên cố định chắc chắn thùng hàng phía bên ngoài, các mối nối bằng nhiều lớp băng dính.

Sử dụng túi cột khí khi đóng gói chai, lọ, bình chứa chất lỏng
Sử dụng túi cột khí khi đóng gói chai, lọ, bình chứa chất lỏng

Cách đóng gói hàng hóa giày dép, quần áo

Cách đóng gói các sản phẩm như: giày dép, quần áo, mũ nón,… để vận chuyển hàng may mặc giao đến tay khách hàng nhanh chóng và an toàn được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sử dụng bao bì nilon gói sản phẩm, dùng băng dính gia cố lại và đừng quên gấp gọn lại khi đóng gói quần áo.
  • Bước 2: Tiếp tục cho sản phẩm vào thùng, hộp carton.
  • Bước 3: Cuối cùng gia cố thùng hàng bằng băng keo.
Sử dụng bao bì nilon khi đóng gói quần áo, giày dép
Sử dụng bao bì nilon khi đóng gói quần áo, giày dép

Cách đóng gói hàng gia dụng

Các mặt hàng gia dụng như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, máy lọc nước,… cần được đóng gói đồ gia dụng theo 4 bước như sau:

  • Bước 1: Quấn 3-4 lớp màng xốp nổ xung quanh sản phẩm hàng gia dụng.
  • Bước 2: Đặt vào thùng carton 3-5 lớp, độ cứng tốt để đảm bảo thùng hàng không bị thủng, rách khi vận chuyển.
  • Bước 3: Chèn thêm mút xốp có độ dày 5cm xung quanh 4 mặt, đáy thùng và nắp thùng.
  • Bước 4: Tiếp theo, dùng băng keo dán kín các mối nối.
Chèn thêm mút xốp dày khoảng 5cm khi đóng gói hàng gia dụng
Chèn thêm mút xốp dày khoảng 5cm khi đóng gói hàng gia dụng

Một số lưu ý quan trọng khi đóng gói hàng hóa

Đảm bảo hàng hóa được giữ nguyên vẹn, an toàn đến tay người dùng là mục đích chính khi đóng gói hàng hóa. Để thực hiện được điều đó, khi gói hàng hóa sản phẩm, bạn cần lưu ý 1 số điều sau:

  • Các hàng hóa dễ hư hỏng, dễ bể vỡ hoặc sản phẩm có giá trị cần được đóng gói kỹ càng, cẩn thận và dán đầy đủ niêm phong.
  • Không sử dụng các vật liệu đóng gói có dấu hiệu rách, thủng, hư hỏng gây ảnh hưởng đến chất lượng đóng gói.
  • Sau khi đóng gói hàng hóa xong, bạn nên gia cố toàn bộ gói hàng bằng băng keo thật chắc chắn giúp sản phẩm không bị rơi ra khỏi bao bì đóng gói.
  • Thùng hàng đóng gói cần thể hiện rõ và đầy đủ thông tin khách hàng, sản phẩm giúp đơn vị vận chuyển dễ dàng phân loại, xử lý.
Không sử dụng thùng carton bị rách, hư hỏng khi đóng gói hàng hóa
Không sử dụng thùng carton bị rách, hư hỏng khi đóng gói hàng hóa

Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn quy cách đóng gói hàng hóa theo từng loại từ A-Z, chắc chắn rằng sản phẩm của bạn sẽ đến tay khách hàng nguyên vẹn. Không chỉ đảm bảo hàng hóa an toàn, đóng gói đúng cách còn giúp các đơn vị vận chuyển dễ dàng phân loại, bốc xếp, xử lý và vận chuyển đúng địa nơi một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó, khi thấy được hàng hóa được đóng gói đẹp mắt, chỉnh chu khách hàng cũng sẽ có thiện cảm nhiều hơn.

LefoMoving là đơn vị chuyển nhà, chuyển văn phòng chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 09 69 69 69 80 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Đừng quên theo dõi LefoMoving để cập nhật các kiến thức kinh nghiệm vận chuyển và đóng gói tiện lợi và mới nhất. 

Chia sẻ:

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng
//
Giỏ hàng trống
0
//