Hàng hóa là gì? Cách phân biệt các loại hàng hóa đầy đủ nhất

Nội dung

Việc phân loại các mặt hàng giúp việc chuyển hàng được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và bảo đảm chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất. Để đảm bảo quá trình vận chuyển hiệu quả và an toàn, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vận tải cần phải hiểu rõ hàng hóa là gì? Cách phân biệt các loại hàng hóa đầy đủ nhất. cùng LefoMoving tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Hàng hóa là gì?

Khái niệm hàng hóa là gì? Hàng hóa trong lĩnh vực vận tải được hiểu là tất cả các vật phẩm, thương phẩm được các đơn vị vận chuyển tiếp nhận. Tùy theo các đặc tính, loại sản phẩm sẽ áp dụng phương pháp đóng gói bảo quản, xếp dỡ, lựa chọn phương thức vận tải và phương tiện vận chuyển hàng hóa phù hợp.

Hàng hóa là gì?
Hàng hóa là gì?

Mỗi loại hàng hóa đều sở hữu 4 tính chất cơ bản:

  • Tính chất vật lý: Gồm độ ẩm, nhiệt độ bốc hơi và đông kết, tỷ trọng, thể tích, tính di động, độ hút và tỏa mùi,…
  • Tính chất hóa học như: Thành phần sản phẩm, sự oxi hóa, tính độc, nổ,…
  • Thuộc tính sinh học gồm: Sự lên men, ôi thối, mục nát, tốc độ nảy mầm,…
  • Tính cơ học như: Độ bền, độ co giãn, sức chịu nén, kéo,…

Quy tắc phân biệt các loại hàng hóa

Có những quy tắc phân biệt hàng hóa nào? Quy tắc phân biệt hàng hóa được dựa trên các yếu tố như: Cấu tạo đặc điểm, thành phần, tính chất vật lý – hóa học, công dụng, quy cách đóng gói và một số thuộc tính khác. Mục đích của việc phân loại là tìm ra các nhóm hàng có đặc điểm gần giống hoặc tương đồng với nhau. Từ đó, người dùng sẽ có các biện pháp phân bố, sắp xếp, bảo quản phù hợp trong quá trình vận tải.

Các loại hàng hóa trên thị trường hiện nay

Có bao nhiêu loại hàng hóa phổ biến trên thị trường hiện này? Có 3 phương thức phân loại phổ biến nhất là dựa trên tính chất vật lý, hóa học và phương pháp vận tải, cụ thể là:

Các loại hàng hóa phân theo tính chất vật lý và hóa học 

  • Vật phẩm có tính xâm thực, hút ẩm, bay bụi hoặc lan tỏa mùi gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hàng khác khi xếp gần.
  • Các sản phẩm dễ bị tác động môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… hoặc bị ảnh hưởng bởi nhóm hàng tính xâm thực khi xếp gần. 
  • Mặt hàng trung tính không chịu sự ảnh hưởng và gây tác động xấu đến các sản phẩm khác.
Đồ nội thất thuộc mặt hàng trung tính
Đồ nội thất thuộc mặt hàng trung tính

Các loại hàng hóa được phân chia dựa trên phương pháp vận tải

  • Mặt hàng bách hóa có hoặc không đóng thành bao bì như: Thùng, kiện, bao, hòm,… Nhóm này thường được bảo quản và vận chuyển trên các thùng xe tải hoặc xe container.
  • Hàng chở xô, hàng rời theo khối lượng lớn đồng chất ở dạng lỏng hoặc rắn như: Cát, đá, xăng dầu thô, than, lúa mì,…
  • Sản phẩm loại đặc biệt đòi hỏi bảo quản và vận tải nghiêm ngặt như: Xăng dầu, thủy ngân,…

Phân loại hàng hóa trong từng hình thức vận tải

Các mặt hàng trong vận chuyển hàng không

Có 2 loại hàng hóa trong ngành vận tải đường hàng không:

  • Sản phẩm thông thường gồm những mặt hàng đạt trạng thái chuẩn có kích thước không quá lớn so với khoang hàng của các máy bay vận chuyển. Bao bì đóng gói phải đảm bảo không bị móp méo và đủ khả năng bảo vệ mặt hàng trong suốt quá trình vận tải. Các loại hàng hóa sử dụng máy bay vận chuyển như: Điện thoại, mỹ phẩm, trang sức, đồng hồ, các loại thuốc đóng dạng viên,…
Hàng thông thường được đóng gói cẩn thận và vận chuyển vào các khoang chở hàng chuyên dụng
Hàng thông thường được đóng gói cẩn thận và vận chuyển vào các khoang chở hàng chuyên dụng
  • Hàng đặc biệt là tất cả các mặt hàng cần được xem xét và xử lý riêng khi lưu trữ bảo quản, vận chuyển. Loại hàng này gồm 9 nhóm: Động vật sống, vật phẩm giá trị cao, hàng ngoại giao, đồ dễ hư hỏng, hài cốt hoặc thi thể, các chất nguy hiểm, hàng ướt, sản phẩm nặng mùi và các mặt hàng khổ lớn.

Các loại hàng hóa trong vận chuyển đường sắt

Trong vận tải đường sắt, hàng hóa được chia làm 2 loại chính:

  • Hàng thông thường có thể vận tải bằng đường sắt gồm: Đồ dùng gia đình, máy móc, thiết bị, phương tiện đi lại,… Ngoài ra, hàng xa xỉ, đồ điện tử, nông sản, lương thực và thực phẩm cũng được xếp vào các mặt hàng thông dụng.
  • Loại hàng nguy hiểm bao gồm: Các chất nổ và vật liệu nổ, khí dễ cháy và khí độc, chất nổ lỏng khử nhạy và các chất lỏng dễ cháy. Ngoài ra, các chất rắn dễ cháy, oxi hóa và hợp chất oxy hữu cơ, chất độc hại và dễ lây nhiễm và các sản phẩm có tính ăn mòn hoặc phóng xạ cũng được xếp vào loại này

Các mặt hàng trong vận tải đường bộ

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Hàng hóa trong ngành vận chuyển đường bộ được phân thành các loại sau:

  • Hàng lẻ: gồm tất cả các mặt hàng có thể được đóng trong container hoặc không.
  • Sản phẩm hóa chất: Được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Rắn, lỏng, khí hoặc plasma. Chúng dễ dàng biến đổi trạng thái khi áp suất và nhiệt độ thay đổi nên thường được đóng gói bằng các thùng, hoặc bình,…. làm từ kim loại.
  • Nguyên vật liệu: Các mặt hàng xếp vào nhóm này được vận chuyển và sử dụng cho xây dựng công trình, nhà máy, nhà xưởng và nhà ở, bao gồm: Dàn giáo, cát đá, gạch, xi măng, các loại xe cơ giới, thiết bị xây dựng, máy cơ khí, kim loại, gỗ, kính, sơn,… Bên cạnh đó các thiết bị trang trí nhà ở, văn phòng và nội thất cũng được xếp vào dạng này.
  • Hàng siêu trường: là các mặt hàng có chiều dài hơn 20 mét và độ rộng không dưới 2,5 mét. Các sản phẩm có tải trọng trên 32 tấn được gọi là hàng siêu trọng. Do cả 2 loại hàng này đều không thể tháo rời nên đòi hỏi phương tiện và thiết bị vận tải có công suất cực lớn.
  • Các sản phẩm đông lạnh: bắt buộc phải bảo quản dưới nhiệt độ thấp -12 độ C trong các thùng chứa lạnh cụ thể gồm: Dụng cụ y tế, dược phẩm, vaccine, phẩm màu và hóa chất công nghiệp, rau củ quả, thịt gia súc gia cầm, thủy hải sản đông lạnh, thức ăn chăn nuôi.
  • Thủy hải sản tươi sống: Các mặt hàng tươi sống như mực, cá, tôm, ghẹ, bạch tuộc, cua, nghêu, sò, ốc,… cần được đóng thùng với nhiệt độ thích hợp cho từng loại. Cần hạn chế tối đa dịch chuyển, rung lắc mạnh,… trong suốt quá trình vận chuyển để đảm bảo chất lượng.
  • Hàng dễ bể vỡ: Gồm tất cả các mặt hàng dễ bị tác động vật lý dẫn đến tình trạng bể, vỡ. Các sản phẩm thuộc nhóm này bao gồm: Đồ làm từ thủy tinh, sành, sứ, gốm, hàng điện tử, thiết bị linh kiện,… .
Ly, chén, dĩa, bát,... làm bằng gốm sứ hoặc thủy tinh thuộc nhóm hàng dễ bể vỡ
Ly, chén, dĩa, bát,… làm bằng gốm sứ hoặc thủy tinh thuộc nhóm hàng dễ bể vỡ
  • Hàng hóa dễ hư hỏng: Các mặt hàng có tính chất, trạng thái dễ bị biến đổi do nhiệt độ, môi trường tác động được xếp vào dạng này, cụ thể như: Thực phẩm, thủy hải sản, các loại thịt, thức ăn và nước uống đã qua chế biến, sữa và các chế phẩm từ sữa, thực phẩm đông lạnh, hóa phẩm, dược phẩm.
  • Nông sản – Rau củ quả: Các loại nông sản yêu cầu bảo quản tránh nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp dẫn đến dập, hư hỏng, cụ thể gồm các loại như: Lúa, gạo, mì, sắn, đậu, ngũ cốc, gỗ và chế phẩm từ gỗ, sợi đay, bông, cà phê, hồ tiêu, mủ cao su, các loại rau củ quả,… . 
  • Hàng cấm là những mặt hàng không được phép vận chuyển dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định pháp luật. Bao gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, ma túy, thuốc nhập lậu, hóa chất độc hại, thủy hải sản và động thực vật quý hiếm cấm khai thác hoặc bảo tồn. Các loại xe máy, ô tô hoặc các linh kiện bị tẩy xóa, sửa chữa số khung và số động cơ cũng được xếp vào nhóm này.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời chính xác nhất về hàng hóa là gì? Cách phân biệt các loại hàng hóa đầy đủ nhất. Việc phân loại sản phẩm giúp hạn chế tối đa rủi ro, đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình vận tải. Nếu quý khách có nhu cầu thuê xe tải chở hàng có thể liên hệ với LefoMoving để được tư vấn sớm nhất.

Chia sẻ:

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng
//
Giỏ hàng trống
0
//