Vận chuyển đồ đạc khi chuyển nhà, chuyển trọ, chuyển biệt thự sẽ có rất nhiều công việc cần thực hiện như tháo lắp, sắp xếp, phân loại, đóng gói. Chưa kể, một số đồ đạc nặng cồng kềnh, đồ dễ bể vỡ gây khó khăn cho việc vận chuyển, hay thất thoát đồ đạc là điều không thể tránh khỏi. Hiểu rõ điều đó, bài viết dưới đây LephongMoving sẽ chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm vận chuyển đồ đạc khi chuyển nhà từ A-Z.
Kinh nghiệm vận chuyển đồ đạc cồng kềnh nặng kích thước lớn
Kinh nghiệm vận chuyển bàn ghế, sofa
Bàn ghế, sofa,… thường có kích thước lớn và nặng, do được làm từ chất liệu như gỗ hoặc kim loại. Điều này gây tốn nhiều sức lực và thời gian cho việc vận chuyển sang nhà mới khi mỗi lần chuyển nhà. Để công việc vận chuyển bàn ghế, sofa trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo một số mẹo vặt sau đây:
- Quấn xung quanh bàn ghế, sofa 1 hoặc nhiều lớp bằng xốp nổ hoặc màng PE. Các cạnh bàn, cạnh ghế, góc nên chèn thêm miếng carton dày để giảm va đập, trầy xước khi vận chuyển.
- Tháo rời các bộ phận, mối nối như chân, tay vịn,… để giảm độ cồng kềnh của bàn ghế, sofa.
- Đối với bàn ghế, sofa có bắt ốc vít, bạn có thể tháo tất cả chúng ra và ráp lại khi chuyển đến nhà mới.
- Khi vận chuyển bàn ghế đi qua các cánh cửa nhỏ, bạn nên áp dụng quy tắc chữ L. Di chuyển phần tay, chân hoặc lưng tựa của ghế qua trước sau đó từ từ đưa các bộ phận còn lại ra sau.
Kinh nghiệm vận chuyển tủ thờ, bàn thờ
Bạn nên đóng gói tất cả đồ đạc trên tủ thờ, bàn thờ như bát hương, nhan đèn, bình hoa, dĩa trái cây,… vận chuyển riêng. Sau đó, bọc tủ bằng màng xốp hoặc chăn mềm lại cẩn thận để hạn chế tối đa trầy xước khi vận chuyển. Cần có ít nhất 2-4 người vận chuyển hoặc xe nâng hàng để giảm sức nặng khi di chuyển tủ, bàn thờ lên xuống xe tải.
Kinh nghiệm vận chuyển giường ngủ
Mỗi loại giường ngủ sẽ có kích thước, đóng gói cũng như cách tháo lắp khác nhau. Để tăng hiệu quả công việc chuyển nhà, cùng tham khảo một số kinh nghiệm vận chuyển giường ngủ được LephongMoving tổng hợp được dưới đây:
- Giường bắt vít: Bạn cần dùng máy khoan tháo tất cả ốc vít ra, sau đó phân loại và bọc cẩn thận các góc cạnh bằng bìa cứng. Sắp xếp các bộ phận và đóng gói riêng thành từng phần riêng biệt nhau như chân giường, vạt giường, thành giường, đầu giường và đuôi giường. Dùng dây thừng hoặc băng keo quấn siết chặt thùng hàng, đảm bảo dính chặt lại với nhau và không bị rớt ra khi vận chuyển. Lưu ý các ốc vít cần được cho vào túi nilon riêng và bỏ chung vào thùng chân giường để tránh bị thất lạc.
- Giường mối nối: Với giường mối nối, bạn chỉ cần tháo từng bộ phận theo các khớp nối. Đóng gói chúng lại như hướng dẫn phía trên và vận chuyển đến nhà mới, lắp ráp lại và sử dụng.
Kinh nghiệm vận chuyển tủ quần áo, tủ giày, tủ sách, bàn trang điểm
Trước khi vận chuyển các loại tủ, bàn trang điểm, bạn nên lấy tất cả đồ đạc trong tủ như quần áo, giày dép, sách, mỹ phẩm,… ra bên ngoài. Điều này sẽ giúp giảm trọng lượng tủ đồ, từ đó sẽ vận chuyển chúng dễ dàng, nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Các cánh tủ nên được khóa lại (có ổ khóa) hoặc niêm phong bằng băng keo thật chắc để chúng không bị bung ra khi khiêng vác. Bạn có thể bọc thêm lớp bìa cứng ở các góc tủ, góc bàn hoặc phần chân để giảm va đập, trầy xước do vận chuyển.
Kinh nghiệm vận chuyển đàn piano, ghế massage
Đồ đạc cồng kềnh trong nhà như đàn piano, ghế massage,… thường gây khó khăn bởi chúng có kích thước lớn và rất nặng. Như vậy, bạn sẽ phải cần tối thiểu 2-4 người cùng lúc và thêm sự hỗ trợ của xe nâng để di chuyển chúng đến nơi an toàn. Chưa kể nếu bạn không biết cách đóng gói đúng cách có thể dẫn đến trầy xước, thậm chí là không thể sử dụng được nữa. Để hạn chế sự cố không mong muốn như bể vỡ, hư hỏng,… tốt nhất khi vận chuyển đàn piano, ghế massage hay các đồ đạc cồng kềnh, kích thước lớn bạn nên thuê đơn vị vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh uy tín như LephongMoving để hỗ trợ. Các công ty vận tải sẽ giúp bạn đưa chúng đến nhà mới một cách nhanh chóng và an toàn.
Kinh nghiệm vận chuyển bồn tắm, lavabo, chậu rửa
Đối với bồn tắm, lavabo, chậu rửa, bạn nên tháo ốc vít và các đường ống dẫn nước, xả nước, lưới lọc và dùng dao loại bỏ phần keo silicon trước khi vận chuyển. Say đó, lau khô chúng và bọc toàn bộ bồn tắm bằng lớp màng xốp nổ và bìa carton cứng rồi cố định thật chặt bằng băng dính. Các ốc vít nên bỏ vào túi riêng và đóng gói chung với bồn tắm để tránh thất lạc. Theo chia sẻ kinh nghiệm chuyển nhà từ các công ty vận tải, do bồn tắm khá nặng nên bạn cần tối thiểu 2 người và xe chuyên dụng để vận chuyển chúng nhanh và ít tốn sức hơn. Lưu ý phòng tắm nên được lau khô hoàn toàn khi thao tác thực hiện để tránh sàn trơn dẫn đến trơn trượt, té ngã.
Kinh nghiệm vận chuyển chăn ga gối nệm
Vận chuyển chăn, ga, gối, nệm là vấn đề đau đầu của rất nhiều hộ gia đình bởi chúng có kích thước lớn và rất dễ bị dơ, bẩn. Tuy nhiên, chúng lại không quá khó khăn để di chuyển nếu biết cách sắp xếp và đóng gói đúng cách. Dưới đây là một số kinh nghiệm vận chuyển nệm, chăn, ga, gối tốt nhất dành cho bạn:
- Đối với chăn, ga, gối, bạn chỉ cần giặt chúng sạch sẽ, gấp gọn lại và cho vào túi nilon là được.
- Nệm cao su, nệm topper, nệm foam, nệm PE, nệm bông ép,… cần được loại bỏ chăn, ga, gối trước khi vận chuyển. Sau đó vệ sinh chúng sạch sẽ, bọc lại bằng túi nệm plastic, dùng máy hút chân để loại bỏ không khí bên trong túi. Gập hoặc cuộn tròn nệm để giảm kích thước, cố định nệm lại bằng dây thừng hoặc băng dính.
- Nệm lò xo không thể gấp gọn lại nên bắt buộc phải di chuyển nguyên khối. Vậy nên bạn chỉ có thể bọc bên ngoài bằng túi plastic và di chuyển theo chiều rộng để đi qua các cửa.
Kinh nghiệm vận chuyển tủ lạnh, máy giặt
Tủ lạnh, máy giặt là đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình, tuy nhiên việc di chuyển chúng là điều không hề dễ dàng. Đừng quá lo lắng, LephongMoving sẽ chia sẻ bạn một số kinh nghiệm vận chuyển tủ lạnh, vận chuyển máy giặt an toàn, nhanh chóng và vô cùng hiệu quả:
- Rút phích cắm tủ lạnh, máy giặt ra khỏi nguồn điện.
- Lấy tất cả thực phẩm, đồ đạc bên trong tủ lạnh, máy giặt ra ngoài để giảm trọng lượng tủ trước khi vận chuyển.
- Cố định, niêm phong cửa tủ lạnh, máy giặt bằng băng dính hoặc dây cao su để khi vận chuyển không bị bung ra. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm quấn toàn bộ xung quanh thân tủ và bọc bên ngoài cùng bằng lớp bìa carton cứng.
- Khi di chuyển nên ít nhất có 2 người cùng thực hiện và thao tác nhẹ nhàng. Khi đặt lên xe nên đặt theo phương thẳng đứng và cố định thật chặt bằng dây thừng giảm rung lắc khi xe chạy.
Kinh nghiệm vận chuyển đồ đạc dễ bể vỡ, hư hỏng
Kinh nghiệm vận chuyển đồ đạc dễ bị hư hỏng
Các thiết bị điện như tivi, máy vi tính, máy sinh tố, nồi cơm điện, máy ép, bếp từ, ấm điện, máy nước nóng lạnh,,… là những đồ đạc chúng rất dễ bị hư hỏng nếu không biết cách vận chuyển đúng cách. Chính vì vậy, để đảm bảo chúng được an toàn và tiếp tục sử dụng được như bình thường thì bạn cần tuân thủ các quy tắc sau:
- Vệ sinh thiết bị điện sạch sẽ, sau đó tháo rời giắc cắm, phích cắm, giá treo tường và các dây nối khác.
- Bỏ tất cả các dây cắm rời vào túi nilon riêng và cất vào thùng carton.
- Bọc các thiết bị điện bằng 4 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài là màng PE, màng xốp, thùng carton và cuối cùng là màn PE. Sau đó, bỏ chúng vào thùng carton và niêm phong bằng băng dính cẩn thận.
- Khi vận chuyển thiết bị điện trên xe, nên cố định chắc chắn bằng băng keo hoặc dây thừng để giảm tối đa xê dịch, rung lắc.
- Lưu ý không dùng tay ấn mạnh hoặc các đồ vật nặng khác đè lên màn hình tivi, màn hình máy tính, bề mặt bếp điện,…
Kinh nghiệm vận chuyển đồ đạc dễ bể vỡ
Các đồ đạc dễ bể vỡ, làm từ các chất liệu như kính, thủy tinh, gốm, sứ,… gây mất nhiều thời gian cho việc sắp xếp, đóng gói và bảo quản chúng khi vận chuyển. Hiểu rõ điều đó, LephongMoving sẽ chia sẻ bạn một số kinh nghiệm vận chuyển đồ đạc dễ bể vỡ một cách an toàn, nhanh chóng.
- Các đồ đạc dễ bể vỡ như chén, tô, dĩa, ly, cốc, bình,.. từng cái một cần được bọc bằng giấy báo, màng xốp nổ hoặc màn PE,… phân loại chúng theo kích cỡ và xếp chúng vào một thùng riêng. Thùng đóng gói cần được dán băng keo cẩn thận cả 4 mặt và ký hiệu hàng dễ bể vỡ bên ngoài.
- Các loại gia vị đựng trong các bình, hũ, chai thủy tinh cần được bọc lớp màn xốp nổ và vặn chặt phần nắp hoặc bọc miệng bằng băng keo để không bị đổ.
- Các loại dao nên bọng phần lưỡi cẩn thận bằng giấy cứng hoặc vải dày sau đó bỏ chúng vào thùng riêng và ký hiệu vật dụng sắc nhọn bên ngoài.
- Riêng đối với các loại nồi, chảo, nắp… làm bằng gốm sứ, thủy tinh,… bạn nên bao bọc cẩn thật bằng lớp màn xốp nổ dày hoặc bìa cứng, sau đó đóng gói vào thùng từng cái riêng biệt và ký hiệu hàng dễ bể vỡ.
- Gương, kính là vật dụng rất dễ bị nứt hoặc bể vỡ, vì vậy bạn có thể dùng băng keo cố định mặt gương theo hình chữ X sẽ giảm tối đa tình trạng này.
Kinh nghiệm vận chuyển đồ đạc giá trị cao
Đối với các đồ đạc quan trọng, có giá trị cao như tài liệu, giấy tờ, tiền, vàng bạc đá quý, nữ trang, điện thoại, xe máy, tác phẩm nghệ thuật,… tốt nhất gia chủ nên tự cất giữ và không đóng gói vận chuyển. Bạn nên phân loại và cho chúng vào các túi riêng và mang theo bên mình khi bắt đầu chuyển nhà.
Lưu ý khi vận chuyển đồ đạc tránh bị thất lạc bạn cần biết
Cùng tham khảo thêm một số lưu ý đóng gói đồ đạc khi chuyển nhà, tin chắc rằng những kiến thức này bạn sẽ không thể nào bỏ lỡ:
- Bạn nên sử dụng thùng carton, thùng đóng gói có kích thước phù hợp với loại đồ đạc vận chuyển. Nên sử dụng thùng lớn với đồ đạc trọng lượng nhẹ và thùng kích thước vừa khít đối với hàng có khối lượng nặng.
- Lưu ý sắp xếp thùng đồ đạc nặng bên dưới, thùng chứa đồ nhẹ bên trên.
- Không nên để không gian trống bên trong thùng điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được số lượng thùng sử dụng và tận dụng hết không gian chứa đồ của thùng đóng gói.
- Đánh dấu đồ đạc theo từng phòng, bạn nên phân loại và sắp xếp đồ đạc phòng nào để riêng phòng đó. Như vậy khi mở thùng sẽ giúp bạn nhận diện được ngay và sắp xếp chúng lại một cách nhanh chóng.
- Dán nhãn mỗi thùng để tăng tốc độ tìm kiếm và ghi chú ký hiệu đối với các mặt hàng sắc nhọn hoặc dễ bể vỡ.
- Niêm phong, cố định thùng bằng băng dính thật nhiều sẽ giúp thùng không bị bung ra làm rơi rớt đồ đạc của bạn.
- Hướng dẫn và giám sát nhân viên trong quá trình vận chuyển, điều này giúp nhân viên cẩn thận và thao tác nhanh hơn khi chuyển đồ đạc trong nhà giúp bạn.
- Liệt kê danh sách đồ đạc chuyển đi sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra số lượng khi đến nhà mới.
- Sắp xếp đồ đạc liên quan với nhau như đinh vít, chân, tay vịn cần được đóng gói theo của chính nó.
- Đếm và đánh dấu đồ đạc khi chuyển đến nơi, tránh tình trạng thất lạc, mất đồ khi vận chuyển.
- Không vận chuyển đồ đạc vào ban đêm, đồ đạc rất dễ bị trầy xước, hư hỏng, thất thoát do thiếu sáng, mất tập trung.
Vừa rồi là tổng hợp các kinh nghiệm vận chuyển đồ đạc khi chuyển nhà từ A-Z. Tin chắc rằng, với kiến thức bổ ích trên có thể giúp quý khách chuyển nhà, chuyển trọ, chuyển văn phòng hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn đang có nhu cầu thuê dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp như dịch vụ chuyển nhà uy tín, chuyển văn phòng, cho thuê xe tải chở hàng,… hãy liên hệ với công ty vận tải LephongMoving. Dịch vụ của LephongMoving sẽ giúp quý khách tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo tất cả đồ đạc đến nơi đều nguyên vẹn, an toàn và nhanh chóng.