Mẫu biên bản hiện trạng công trình mới và đầy đủ nhất 2025

Nội dung

Trước khi tiến hành hoạt động thi công hoặc tháo dỡ công trình, doanh nghiệp cần phải khảo sát lại toàn bộ hiện trạng công trình để làm căn cứ, giải quyết các vấn đề về sau. Do đó, việc chuẩn bị một biên bản hiện trạng công trình là điều vô cùng cần thiết. Tùy thuộc vào mục đích cũng như hoàn cảnh mà doanh nghiệp sẽ sử dụng các loại biên bản khác nhau. Vậy, có những loại biên bản hiện trạng công trình nào và có đặc điểm như thế nào? Tất cả sẽ được LephongMoving bật mí trong bài viết dưới đây. 

Biên bản hiện trạng công trình là gì?

Biên bản hiện trạng công trình là biên bản ghi lại toàn bộ thông tin về tình trạng thực tế của một công trình, chẳng hạn như kết cấu, vật liệu, mức độ hư hại hay hao mòn,… Qua đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đánh giá được tình trạng hiện tại của công trình, dự đoán và phát hiện được các vấn đề có thể phát sinh để đề ra phương án giải quyết kịp thời. 

Biên bản hiện trạng công trình cũng chính là căn cứ để doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp với các bên liên quan về sau, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về mặt pháp lý. 

Biên bản hiện trạng công trình giúp xác định tình trạng thực tế của công trình
Biên bản hiện trạng công trình giúp xác định tình trạng thực tế của công trình

Các loại biên bản hiện trạng công trình hiện nay

Tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại biên bản hiện trạng công trình khác nhau. Dưới đây là ba loại biên bản hiện trạng công trình phổ biến cũng như đặc điểm của từng loại:

Biên bản khảo sát hiện trạng công trình 

Biên bản khảo sát hiện trạng công trình là biên bản ghi lại thông tin về tình trạng hiện tại của công trình hoặc khu vực xây dựng. Nó được lập ra trước khi doanh nghiệp bắt tay vào bất kỳ hoạt động thi công nào: xây dựng, sửa chữa và tháo dỡ. Mục đích của biên bản này là cung cấp cho doanh nghiệp cũng như các bên liên quan cái nhìn toàn diện nhất, từ đó đề ra kế hoạch thi công sao cho hợp lý nhất. 

Biên bản khảo sát hiện trạng công trình giúp xác định được tình trạng thực và kế hoạch thi công công trình hợp lý
Biên bản khảo sát hiện trạng công trình giúp xác định được tình trạng thực và kế hoạch thi công công trình hợp lý

Biên bản bàn giao hiện trạng công trình 

Biên bản bàn giao hiện trạng công trình được sử dụng khi bàn giao công trình đã được nghiệm thu cho một đơn vị khác. Biên bản này ghi lại chi tiết tình trạng công trình ngay tại thời điểm bàn giao, chẳng hạn như kết cấu, số lượng tài sản vật chất hay các thông tin khác liên quan đến thông số kỹ thuật. Việc thành lập biên bản này giúp đảm bảo quyền lợi cho hai bên, tránh các tranh chấp hoặc mâu thuẫn về sau. 

Biên bản bàn giao hiện trạng công trình ghi lại thông tin chi tiết của công trình tại thời điểm bàn giao
Biên bản bàn giao hiện trạng công trình ghi lại thông tin chi tiết của công trình tại thời điểm bàn giao

Biên bản kiểm tra hiện trạng công trình 

Biên bản kiểm tra hiện trạng công trình được lập ra để ghi chép lại quá trình kiểm tra công trình, bao gồm tình trạng thực tế của công trình mức độ hư hỏng của trang thiết bị,… Từ đó, đánh giá xem hiện trạng sử dụng đối với công trình có tuân thủ đúng quy định của pháp luật hoặc hợp đồng trước đó không. 

Biên bản kiểm tra hiện trạng công trình ghi chép lại quá trình kiểm tra và đánh giá thực tế công trình
Biên bản kiểm tra hiện trạng công trình ghi chép lại quá trình kiểm tra và đánh giá thực tế công trình

>> Xem thêm: Biên bản tháo dỡ công trình.

Mẫu biên bản hiện trạng công trình mới nhất năm 2025

Sau đây, LephongMoving sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp ba loại mẫu biên bản hiện trạng công trình mới và đầy đủ nhất năm 2025:

Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ………..

CÔNG TY ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

BIÊN BẢN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH

(Trước khi phá dỡ công trình)

Chúng tôi:

  1. Đại diện nhà cần khảo sát (bên A).

Ông (bà):… (ghi tên theo Chứng minh nhân dân)

Chức vụ:…..(ghi chức vụ của bên đại diện)

Số CMND:…. (ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, cung cấp cả thông tin về ngày cấp, nơi cấp)

Số điện thoại:…….(ghi số điện thoại mà cá nhân đang sử dụng)

  1. Đại diện nhà cần khảo sát (bên B).

Ông (bà):……(ghi tên theo Chứng minh nhân dân)

Chức vụ:….(ghi chức vụ của bên đại diện)

Số CMND:….(ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, cung cấp cả thông tin về ngày cấp, nơi cấp)

Số điện thoại:…(ghi số điện thoại mà cá nhân đang sử dụng)

  1. Đại diện công ty xây dựng …..(bên C).

Ông (bà):….(ghi tên theo Chứng minh nhân dân)

Chức vụ:….(ghi chức vụ của bên đại diện)

Số CMND:….(ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, cung cấp cả thông tin về ngày cấp, nơi cấp)

Hôm nay ngày …….tháng…….năm 20…. ba bên chúng tôi cùng khảo sát nhà của bên A, tại nhà có địa chỉ: ……. (ghi địa chỉ rõ số nhà, tên đường, thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)

Đặc điểm của nhà: …. (ghi kết cấu ngôi nhà gồm mấy tầng, diện tích, …)

Địa điểm của nhà so với công trình phá dỡ: ……

Hình vẽ mặt bằng ngôi nhà bằng mực:

+ Hiện trạng kết cấu ngôi nhà vào thời điểm khảo sát (trước khi phá dỡ công trình bên cạnh).

…….(miêu tả lại hiện trạng kết cấu ngôi nhà)

+ Hiện trạng đồ dùng ngôi nhà vào thời điểm khảo sát (trước khi phá dỡ công trình bên cạnh).

……..(miêu tả đồ dùng của ngôi nhà tại thời điểm khảo sát)

Đại diện bên A

Đại diện bên B

Đại diện bên C

Mẫu biên bản bàn giao hiện trạng công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG TRÌNH

  1. Công trình (dự án)

(Ghi tên công trình hoặc hạng mục công trình)

Hạng mục công trình bàn giao: …………………………………………………………………………

  1. Địa điểm xây dựng: ………………………………………………………………………………………

III. Thời gian, địa điểm bàn giao

+ Thời gian: Ngày….tháng….năm…..

+ Địa điểm: ……………………………………………………………………………………………………….

  1. Thành phần tham gia bàn giao:
  2. Bên giao:
  • Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10:

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

  • Đại diện Nhà thầu thi công: ……………………(Ghi tên nhà thầu) ………………………………..

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

  1. Bên nhận: …………………………………………………………………………………………………….. (Ghi tên đơn vị tiếp nhận)

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

  1. Các đơn vị khách mời:

* Đại diện Sở …………………………………………………………………………………………………….. (Ghi tên sở chuyên ngành)

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

* Đại diện UBND huyện: ………………..(Ghi tên UBND huyện, nếu có mời)

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

* Đại diện Nhà thầu Tư vấn thiết kế: ……………………(Ghi tên nhà thầu).

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

Các đơn vị khác (nếu có mời)

  1. Nội dung bàn giao:
  2. Tài liệu làm căn cứ bàn giao:

– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số, ngày tháng ký quyết định)

– Hồ sơ thiết kế kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt (Quyết định của…..số……..ngày…..tháng).

– Hồ sơ hoàn công công trình (hạng mục công trình) do … (ghi tên nhà thầu thi công) lập ngày…. tháng …. . năm ….. đã được cán bộ giám sát (hoặc tư vấn giám sát) ký xác nhận.

– Văn bản số ……..ngày…..tháng……….năm…… của Cục Quản lý xây dựng công trình chấp thuận tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình (hạng mục công trình) để đưa vào sử dụng: Ghi ngày tháng, năm nghiệm thu.

  1. Qui mô và chất lượng xây dựng của công trình hoàn thành được bàn giao:
  • Qui mô công trình (hoặc hạng mục công trình):

(Phần này nêu một số thông số cơ bản về qui mô, kết cấu công trình)

  • Chất lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng:

(Ghi nhận xét, đánh giá về chất lượng xây dựng)

3.Các hồ sơ, thiết bị bàn giao

+ Các hồ sơ bàn giao: (i) Quy định vận hành và bảo trì công trình; (ii) hồ sơ thiết kế; (iii) Bản vẽ hoàn công.

+ Các thiết bị bàn giao: ……………………………………………………………………………………….

  1. Kết luận:

– Kể từ ngày…… tháng….. năm ……, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 chính thức bàn giao……..(ghi tên công trình hoặc hạng mục công trình) cho…………(Ghi tên đơn vị tiếp nhận quản lý khai thác) đưa vào khai thác, sử dụng.

– Các Nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo hành công trình theo qui định đã ghi trong hợp đồng.

– Đơn vị quản lý khai thác có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình kể từ thời điểm hết hạn thời gian bảo hành theo qui định của Nhà nước.

– Chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị quản lý khai thác tham gia bảo vệ công trình trên địa bàn trong quá trình khai thác, sử dụng.

BÊN GIAO BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 10 (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) BÊN NHẬN ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN (Ghi tên đơn vị tiếp nhận) (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

NHÀ THẦU THI CÔNG

(Ghi tên nhà thầu xây lắp )

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

CÁC ĐƠN VỊ KHÁCH MỜI.

– Đại diện Sở ……………………………………………………………………………………………………..

– UBND huyện …………………………………………………………………………………………………..

– Đơn vị tư vấn thiết kế: ………………………………………………………………………………………

– Đơn vị tư vấn giám sát (nếu có): ……………………………………………………………………….

 

Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH TRƯỚC KHI HẾT THỜI HẠN BẢO HÀNH

Công trình:……….

Hạng mục:……….

Địa điểm xây dựng:……………

  1. Thành phần tham gia kiểm tra:
  2. Đại diện Ban quản lý Dự án

– Ông/Bà:………………………… Chức vụ:…………

– Ông/Bà:………………………….Chức vụ:………..

  1. Đại diện Nhà nước thi công:…………………. (Ghi tên nhà thầu)

– Ông/Bà:…………………………..Chức vụ:………….

– Ông/Bà:…………………………..Chức vụ:…………..

  1. Đại diện Đơn vị Quản lý khai thác, sử dụng………… (Ghi tên đơn vị QLKT,SD)

– Ông/Bà:………………………….. Chức vụ:……………

– Ông/Bà:…………………………… Chức vụ:…………..

  1. Thời gian kiểm tra

Bắt đầu: Lúc….. giờ…….. phút…… ngày………tháng………năm……..

Kết thúc: Lúc……. giờ……….phút……..ngày……..tháng………năm……..

III. Hiện tượng công trình tại thời điểm kiểm tra

  1. Đánh giá chung về chất lượng công trình (Phần này các bên nhận xét, đánh giá chất lượng tổng thể công trình trong thời gian bảo hành)

2.. Những sai sót, hư hỏng cần sửa chữa, khắc phục (thống kê các sai sót, hư hỏng và đánh giá mức độ hư hỏng)

  1. Thời hạn hoàn thành sửa chữa, khắc phục

Nhà thầu thi công phải hoàn thiện công việc sửa chữa, khắc phục các sai sót, hư hỏng đã thống kê trên đây trước ngày…… tháng……. năm 2020 (ngày hoàn thành phải đảm bảo trước ngày hết thời hạn bảo hành)

Sau khi hoàn thành sửa chữa, khắc phục các sai sót, hư hỏng. Nhà thầu thi công thông báo cho các bên liên quan kiểm tra và lập biên bản xác nhận hết thời gian bảo hành công trình.

Biên bản được các bên thông qua và lập thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau. Ban quản lý Dự án……. giữ…… bản; Nhà thầu …… (bao gồm cả nhà thầu xây lắp và nhà thầu cơ khí, thiết bị) giữ….. bản. Đơn vị Quản lý khai thác (ghi tên đơn vị QLKH) giữ…. Bản.

Ký tên

Ban quản lý dự án Đơn vị quản lý khai thác Nhà thầu xây lắp (nếu có)

                           

>> Xem thêm: Biện pháp tháo dỡ công trình.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về các loại biên bản hiện trạng công trình, hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Nếu như bạn đang tìm kiếm dịch vụ hoàn trả mặt bằng văn phòng nhanh chóng và chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay cho LephongMoving để được báo giá chi tiết.

Chia sẻ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng 0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng
0