Khi tham gia vận tải, hay vận chuyển hàng hóa, không ít thuật ngữ gây khó khăn và dễ nhầm lẫn, điển hình như trọng tải và tải trọng. Tưởng chừng như chỉ là đảo 2 từ nhưng lại mang ý nghĩa và trường hợp sử dụng khác nhau. Hãy cùng LephongMoving tìm hiểu trọng tải là gì? Tải trọng là gì? Các phân biệt trọng tải và tải trọng cũng như mức phạt khi xe vượt quá tải trọng qua bài viết dưới đây.
Trọng tải là gì?
Khái niệm trọng tải nghĩa là gì? Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải thì trọng tải được định nghĩa như sau: “Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.”
Cụ thể, trọng tải trong lĩnh vực vận tải là một khái niệm quan trọng nhằm xác định khả năng chịu tải trọng tối đa của một phương tiện vận chuyển mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động hoặc an toàn của nó. Trọng tải thường được đo lường dưới dạng khối lượng hoặc trọng lượng tối đa mà phương tiện đó có thể vận chuyển mà không gây hỏng hóc hoặc nguy hiểm.
Tải trọng là gì? Phân biệt trọng tải và tải trọng
Khái niệm tải trọng là gì? Tải trọng là khối lượng hàng hóa mà phương tiện vận chuyển đang chứa hoặc đựng. Hiểu đơn giản thì tải trọng là tổng khối lượng hàng hóa thực tế mà xe đang vận chuyển. Qua đó, có thể dễ dàng phân biệt trọng tải và tải trọng qua bảng dưới đây:
Tiêu chí phân biệt | Trọng tải | Tải trọng |
Định nghĩa | Khối lượng hay trọng lượng tối đa mà phương tiện có thể vận chuyển. | Tổng khối lượng hay trọng lượng của phương tiện hiện đang vận chuyển |
Trường hợp áp dụng | Được sử dụng trong việc đăng ký và đăng kiểm xe |
|
Ví dụ: Xe tải được thiết kế trọng tải là 2 tấn, khách hàng yêu cầu vận chuyển hàng hóa có khối lượng là 1 tấn. Khi ấy trọng tải là 2 tấn và tải trọng sẽ là 1 tấn.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về trọng lượng không tải, tổng trọng lượng và tải trọng xe.
Mức phạt xe vượt quá trọng tải quy định
Xe vận chuyển hàng hóa vượt quá trọng tải bị phạt bao nhiêu tiền? Việc xe lưu thông vượt quá trọng tải quy định khiến khiến cho cấu trúc và chất lượng của hạ tầng đường bộ xuống cấp nhanh chóng. Hành động này không chỉ làm giảm tuổi thọ của các công trình giao thông, mà còn mang theo nguy cơ tiềm ẩn về mất trật tự và an toàn giao thông.
Do đó, theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được điều chỉnh, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu phát hiện xe vận chuyển hàng hóa vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc tuân thủ các quy định trọng tải để bảo vệ cơ sở hạ tầng và đảm bảo an toàn cho tất cả người tham gia giao thông. Các mức phạt quá tải tương ứng với hành vi vi phạm cụ thể, các hành vi vi phạm như sau:
- Đối với chở hàng hóa, hành lý có tải trọng vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô thì mức phạt sẽ là: Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
- Đối với điều khiển xe tải, máy kéo (gồm cả sơ mi rơ moóc và rơ moóc) chở hàng vượt quá khối lượng hàng chuyên chở (trọng tải) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm với % vượt tải tương ứng với mức phạt theo bảng dưới đây:
Phần trăm vượt tải | Mức phạt |
Trên 10% – 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng)
Và trên 20% – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng |
Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng. |
Trên 30% – 50% | Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. |
Trên 50% – 100% | Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. |
Trên 100% – 150% | Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng. |
Trên 150% | Phạt tiền từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng. |
Phần trăm vượt tải tính như thế nào? Phần trăm vượt tải (%) = (Khối lượng hàng quá tải) / (tải trọng tối đa) x
100%
Trong đó: Khối lượng hàng quá tải = (Khối lượng toàn bộ xe thực tế) – (tự trọng của xe) – (tải trọng tối đa cho phép).
Ví dụ: Xe tải có khối lượng 2 tấn, được phép chở hàng hóa nặng 3 tấn. Tuy nhiên, khi cảnh sát giao thông kiểm tra, khối lượng thực tế của cả xe và hàng là 6 tấn. Như vậy:
Khối lượng hàng hóa quá tải là: 6 – 3 – 2= 1 tấn
Phần trăm quá tải là: 1/3 x 100%= 33,33%
Như vậy, xe tải này đã vượt tải cho phép 33,33%. Vì vậy, người lái xe và chủ phương tiện sẽ phải đối mặt với mức xử phạt tương ứng với tỷ lệ phần trăm này. Pháp luật quy định cụ thể về mức xử phạt cho việc vượt tải, chi tiết sẽ được trình bày ở bảng trên.
Một số thuật ngữ liên quan đến tải trọng và trọng tải được sử dụng phổ biến trong vận tải
Tải trọng xe là gì? Tải trọng xe là khối lượng hàng hóa tối đa mà xe có thể chở được khi đã trừ đi trọng lượng của xe và khối lượng người ngồi trên xe.
Trọng tải xe là gì? Trọng tải xe là khối lượng toàn bộ của xe khi vận chuyển chở hàng hóa gồm lượng của xe và khối lượng người.
>> Xem thêm: Tải trọng/ trọng tải xe là gì? Quy định tải trọng xe tải A-Z
Tải trọng trục xe là gì? Tải trọng trục xe là phần của trọng tải toàn bộ xe được phân bổ cho mỗi trục xe, bao gồm: Trục đơn, cụm trục kép và cụm trục ba.
Biển cấm tải trọng là gì? Biển cấm tải trọng hay biển cấm tải là biển báo giao thông dùng để giới hạn trọng lượng hàng hóa hoặc tổng trọng lượng của xe tải khi di chuyển trên đoạn đường cụ thể.
Trọng tải toàn phần là gì? Trọng tải toàn phần hay gọi tắt là trọng tải (tiếng Anh là deadweight tonnage, viết tắt DW hoặc DWT), thuật ngữ ngày thường dùng trong vận tải đường biển, là đơn vị đo tổng năng lực vận tải an toàn của một tàu thủy tính bằng tấn chiều dài.
Tổng trọng tải là gì? Tổng trọng tải hay tải trọng toàn bộ xe bằng tải trọng tự thân của xe + khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).
Tải trọng an toàn là gì? Tải trọng an toàn là tổng khối lượng của hàng hóa mà một xe có thể vận chuyển và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Ngoài ra còn một số thuật ngữ như tải trọng cầu, tải trọng tĩnh và tải trọng động được sử dụng chủ yếu trong ngành xây dựng.
>> Xem thêm: Thông số xe tải: Kích thước, trọng lượng, tải trọng từ A – Z.
Ở trên là toàn bộ nội dung về trọng tải là gì và tải trọng là gì cũng như cách phân biệt trọng tải và tải trọng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có thể ứng dụng trong công việc phù hợp. Để đón đọc thông tin hữu ích về chủ đề vận tải hãy lưu ngay website chuyennhalephong.vn. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa TPHCM hay vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, có thể sử dụng dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng tại LephongMoving. Bạn có thể liên hệ thuê xe tải chở hàng theo tải trọng từ 1 tấn đến hơn 15 tấn thông qua hotline 0969696980 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.