Trọng lượng xe đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực vận tải nói chung và đơn vị kinh doanh vận tải hay tài xế, khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nói riêng. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì có những thông số với trọng lượng được sử dụng khác nhau và thường dễ gây dễ nhầm lẫn. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng LephongMoving tìm hiểu về trọng lượng không tải, tổng trọng lượng và tải trọng xe qua bài viết dưới đây.
Trọng lượng xe là gì?
Trọng lượng xe là gì? Trọng lượng xe (Vehicle weight) dùng để đo lường các phương tiện giao thông có bánh xe, bao gồm các loại là: Trọng lượng không tải, trọng lượng cho phép và tổng trọng lượng xe. Và với các loại xe tải chở hàng khác nhau thì sẽ được nhà sản xuất thiết kế trọng lượng tương ứng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
Các loại trọng lượng xe phổ biến
Có những loại trọng lượng xe nào? Cùng là các thông số xe tải thể hiện trọng lượng xe, tuy nhiên tùy vào trường hợp sẽ sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Dưới đây là các loại trọng lượng xe phổ biến hiện nay
Trọng lượng không tải là gì?
Khái niệm trọng lượng không tải nghĩa là gì? Trọng lượng không tải (tiếng Anh là Curb weight (CW) hay kerb weight), hay còn được gọi là trọng lượng bản thân xe tải. Chúng là trọng lượng của xe khi không chở hàng hóa hay hành khách. Nó bao gồm: Trọng lượng của khung xe, động cơ, bánh xe, hệ thống lái, hệ thống treo và các vật tư tiêu hao hay nhiên liệu như: Dầu động cơ, dầu hộp số, chất làm mát,…
Trọng lượng không tải có vai trò quan trọng trong việc xác định tải trọng cho phép của xe, Đánh giá hiệu suất của xe, lập kế hoạch vận chuyển. Ngoài ra, trọng lượng không tải còn dùng để thanh toán phí cầu đường, đánh giá mức độ hao mòn của xe, lập báo cáo thống kê,….
Tổng trọng lượng xe là gì?
Khái niệm tổng trọng lượng xe nghĩa là gì? Tổng trọng lượng xe hay còn gọi là trọng lượng toàn bộ (tiếng anh là gross vehicle weight (GVW) hay gross vehicle mass (GVM)), là trọng lượng/ khối lượng vận hành tối đa của xe do nhà sản xuất quy định bao gồm: Khung, thân xe, động cơ, chất lỏng động cơ, nhiên liệu, phụ kiện, người lái xe, hành khách và hàng hóa. (Không bao gồm hàng hóa của xe móc). Trong một số trường hợp thuật ngữ này còn được gọi là trọng tải xe.
Công thức tính tổng trọng lượng xe:
Tổng trọng lượng xe = CW + Trọng lượng người lái + Trọng lượng hàng hóa.
Ví dụ: Một chiếc xe tải có CW là 5 tấn, chở 3 người (mỗi người 70kg) và 10 tấn hàng hóa. Vậy tổng trọng lượng xe của chiếc xe tải này là:
Tổng trọng lượng xe = 5 tấn + (3 người x 70kg/người) + 10 tấn = 19,1 tấn.
>> Xem thêm: Tải trọng/ trọng tải xe là gì? Quy định tải trọng xe tải A-Z.
Tải trọng xe là gì?
Khái niệm tải trọng xe nghĩa là gì? Tải trọng xe là khối lượng hàng hóa tối đa mà xe được phép chở theo quy định. Nó được tính bằng cách lấy tổng trọng lượng toàn bộ của xe (GVW) trừ đi trọng lượng bản thân của xe (CW) và trọng lượng người lái.
Công thức tính tải trọng xe:
Tải trọng xe = GVW – CW – Cân nặng người lái.
Ví dụ: Một chiếc xe tải có GVW là 15 tấn, CW là 5 tấn và trọng lượng người lái là 0,1 tấn. Vậy tải trọng xe của chiếc xe tải này là:
Tải trọng xe = 15 tấn – 5 tấn – 0,1 tấn = 10 tấn.
>>> Xem thêm: Trọng tải là gì? Tải trọng là gì? Phân biệt trọng tải và tải trọng.
Trọng lượng khô là gì?
Khái niệm trọng lượng khô là gì? Trọng lượng khô (tiếng Anh là Dry weight), được hiểu là trọng lượng của xe khi không gồm trọng lượng của vật tư tiêu hao như các nhiên liệu, dầu. Nó nhỏ hơn hơn đáng kể trọng lượng xe khi ở tình trạng sẵn sàng di chuyển (trọng lượng không tải), do đó thuật ngữ này ít được sử dụng.
Một số lưu ý về trọng lượng xe nhất định phải biết
- Trọng lượng xe có thể thay đổi tùy theo loại xe, cấu hình xe và điều kiện vận hành.
- Cần tuân thủ quy định về trọng lượng xe để đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và bảo vệ kết cấu hạ tầng.
- Trọng lượng xe không tải, tổng trọng lượng xe, tải trọng xe được ghi trên sổ đăng ký xe hoặc bảng thông số kỹ thuật của xe.
- Các loại xe khác nhau có quy định tải trọng và trọng lượng toàn bộ khác nhau. Cần phân bố đều đặn hàng hóa trên xe khi vận chuyển để tránh làm mất cân bằng trọng lượng và ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe
- Việc chở quá tải trọng lượng cho phép có thể gây ra nhiều nguy hiểm như:
- Giảm khả năng phanh, tăng nguy cơ lật xe.
- Làm hỏng động cơ, lốp xe và các bộ phận khác của xe.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Vi phạm luật giao thông và có thể bị phạt tiền.
Vai trò của trọng lượng xe trong lĩnh vực vận tải và đời sống
An toàn giao thông
- Khả năng phanh: Khi trọng lượng xe tăng, quãng đường phanh sẽ dài hơn, khiến việc dừng xe kịp thời trong trường hợp khẩn cấp trở nên khó khăn hơn, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông cao hơn.
- Khả năng xử lý: Xe có trọng lượng lớn thường có độ ổn định kém hơn, dễ bị lật khi vào cua hoặc di chuyển ở tốc độ cao, đặc biệt là trên địa hình gồ ghề hoặc trơn trượt.
- Độ bám đường: Trọng lượng xe càng lớn, lực ép xuống mặt đường càng cao, dẫn đến giảm độ bám đường, khiến xe dễ bị trượt bánh, đặc biệt là khi di chuyển trên đường trơn ướt hoặc khi phanh gấp.
Bảo vệ môi trường & kết cấu hạ tầng
- Lượng khí thải: Xe có trọng lượng lớn thường tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn, dẫn đến thải ra nhiều khí độc hại như CO2, CO, NOx và bụi mịn, góp phần gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Tiêu hao nhiên liệu: Trọng lượng xe ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Xe có trọng lượng lớn sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn để di chuyển cùng quãng đường so với xe có trọng lượng nhỏ hơn.
- Hư hại đường sá: Xe có trọng lượng quá tải thường gây hư hại cho mặt đường, cầu cống và các công trình giao thông, dẫn đến tốn kém chi phí sửa chữa và bảo dưỡng.
Ở trên là toàn bộ nội dung về trọng lượng không tải, tổng trọng lượng và tải trọng xe, hy vọng qua đó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và ứng dụng trong công việc thực tế. Theo dõi ngay website LephongMoving: chuyennhalephong.vn để đón đọc những thông tin bổ ích mới nhất về lĩnh vực vận tải, chuyển nhà. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hay thuê xe tải chở hàng theo tải trọng từ 1 tấn đến 15 tấn liên hệ ngay hotline 0969696980 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá hoàn toàn miễn phí.