Ngành xuất khẩu dừa Việt Nam đang phát triển mạnh, làm tăng diện tích cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu sản lượng. Sự tăng trưởng này cũng đồng thời thúc đẩy nhu cầu thuê lao động và dịch vụ vận tải. Trong đó, việc thuê xe tải chở dừa, đóng gói bảo quản vận chuyển dừa xuất khẩu là vấn đề quan trọng quyết định đến chất lượng và thời hạn sử dụng quả dừa.
Hãy cùng LephongMoving tìm hiểu thực trạng ngành dừa, các thủ tục và bảo quản đóng gói các sản phẩm từ dừa qua bài viết chi tiết dưới đây
Thuê xe tải chở dừa, đóng gói bảo quản vận chuyển dừa xuất khẩu
Thực trạng ngành dừa Việt Nam và nhu cầu vận chuyển dừa hiện nay
Tháng 9-2023, quả dừa chính thức được đưa vào danh mục xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Cùng lúc này, cục kiểm dịch động thực vật Mỹ APHIS cho phép Việt Nam xuất khẩu trái dừa ngay lập tức dưới hình thức tách vỏ hoàn toàn 100% hoặc quả non đã loại bỏ 75% vò xanh bên ngoài.
Theo hiệp hội rau quả và hiệp hội dừa Việt Nam, trong năm 2022 kim ngạch xuất khẩu dừa lên đến 900 triệu USD trong đó dừa tươi chiếm 40% và 60% sản phẩm chế biến sâu. Trong đó, tỉnh Bến Tre đạt doanh thu 420 triệu USD giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ dừa như nước cốt dừa, cơm dừa nạo sấy, nước dừa đóng hộp, than hoạt tính và chỉ xơ dừa. Năm 2022, diện tích dừa tại Bến Tre là hơn 78.000 ha với sản lượng ước tính 688 triệu trái/ năm.
Năm 2021, diện tích trồng dừa ở Việt Nam đứng thứ 5 chiếm 1,67% trên thế giới và 2,07% so với châu Á, mang lại thu nhập cho hơn 389.530 hộ dân. Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ dừa trong đó có 42 DN sản phẩm chế biến sâu. Cả nước cũng có hơn 854 DN sản xuất chế biến các sản phẩm từ quả dừa giúp giải quyết việc làm hơn 15.000 lao động.
Khi Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia đang dần mở cửa trở lại, tình hình xuất khẩu dừa Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh và mang đến nhiều cơ hội mới. Điều này đã giúp kéo theo sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp và nhu vận tải phát triển theo. Cùng với đó là giải quyết được việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.
Thủ tục xuất khẩu dừa
Thủ tục xuất khẩu dừa bao gồm những gì? Theo thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT, trước khi xuất khẩu quả dừa cần được kiểm dịch thực vật dừa. Thủ tục xuất khẩu dừa được thực hiện theo thông tư số 39/2018TT-BTC năm 2018 với 5 dạng chính là nguyên trái, gọt kim cương, sấy khô, thạch và mứt.
Các doanh nghiệp xuất khẩu dừa cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như hợp đồng và hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, tờ khai hải quan. Quy trình thủ tục xuất khẩu dừa tươi dạng trái gồm các bước sau:
- Bước 1: Đăng ký kiểm dịch
- Bước 2: Lấy mẫu kiểm dịch
- Bước 3: Khai báo đầy đủ thông tin lên hệ thống để ra chứng thư kiểm dịch thực vật dừa
- Bước 4: Bổ sung hồ sơ kiểm dịch thực vật dừa gốc và lấy giấy chứng thư kiểm dịch dừa
Cách đóng gói và bảo quản dừa
Bảo quản dừa nguyên trái bằng phương pháp đông lạnh
Bảo quản dừa nguyên trái như thế nào để không bị hỏng? Ở điều kiện môi trường bình thường, quả dừa có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 15 ngày. Các quả dừa thường được đóng thành từng bao như: 20 trái dừa xiêm/ bao ,8-10 trái dừa ta/bao hoặc 1-2 buồng/bao.
Tuy nhiên, với các đơn hàng xuất khẩu, dừa cần được bảo quản bằng phương pháp đông lạnh. Lúc này thời gian sử dụng quả dừa sẽ lâu hơn và tăng lên thành 60 ngày. Các bước bảo quản dừa đông lạnh như sau:
- Thu hoạch và phân loại dừa 8 tháng tuổi đạt tiêu chuẩn, tiến hành nhặt xơ, rửa sạch và sát trùng.
- Lượng nước dừa giảm khoảng 10-15% sẽ bước vào giai đoạn đông lạnh đột ngột trong vòng 4-6 tiếng.
- Duy trì việc bảo quản dừa theo tiêu chuẩn. Dừa nguyên trái cần được vận chuyển và bảo quản bằng container có thùng lạnh 0 độ C, độ ẩm 50-60% và thông gió 10. Trong khi đó, dừa gọt vỏ kim cương nên được vận tải bằng xe container lạnh với nhiệt độ 2^C, thông gió 10 và độ ẩm đạt từ 50-60%.
Bảo quản dừa bằng hóa chất
Bảo quản dừa bằng hóa chất như thế nào? Dừa đã gọt vỏ có thể bảo quản bằng hóa chất Metabisulfit Natri, Metasulfite Kali hoặc Bisulfit Natri được dùng trong chế biến thực phẩm với liều lượng không vượt quá 0,5%.
Trong khi đó, các sản phẩm nguyên trái dùng chất bảo quản Hydroxit Canxi hoặc Benzoat Natri với nồng độ sử dụng lần lượt là 1% và 0.5%. Sau khi xử lý bằng thuốc, các quả dừa sẽ được bảo quản trong phòng lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C. Việc ngâm hóa chất sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng khoảng 4-6 tuần, diệt vi khuẩn gây hại bên ngoài và làm trắng gáo dừa.
Cách đóng gói dừa xuất khẩu
Dừa xuất khẩu cần phải đóng gói như thế nào? Thông thường, các quả dừa được đóng gói vào các thùng carton 5-7 lớp đảm bảo độ bền khi vận chuyển xa. Quý khách nên chọn thùng carton vừa khít với sản phẩm giúp tối ưu không gian và tạo độ vững khi xếp chồng. Thùng đóng gói cần có màn bóng PE hoặc phun UV giúp thùng không bị ngấm nước.
Đơn vị vận chuyển dừa uy tín
Làm sao để tìm kiếm một đơn vị vận chuyển dừa uy tín? Đối với các thương lái, dân buôn tìm kiếm một đơn vị dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng uy tín sẽ giúp những trái dừa đến tay người tiêu dùng nhanh chóng.
Do quả dừa là trái cây đặc sản tỉnh Bến Tre và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên bạn có thể dịch vụ vận tải nông sản LephongMoving để chở dừa. Đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển các mặt hàng rau củ và hoa quả bằng thùng container lạnh đi tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu. Chính vì vậy, các chủ doanh nghiệp xuất khẩu hoàn toàn có thể để LephongMoving vận tải dừa để đảm bảo độ tươi ngon và tiết kiệm chi phí.
Thuê xe tải chở dừa, đóng gói bảo quản vận chuyển dừa xuất khẩu đã không còn quá khó khăn bởi sự ra đời của hàng loạt các đơn vị vận tải nông sản.Nếu có nhu cầu chở dừa đi tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuất khẩu, bạn có thể liên hệ với LephongMoving để rút ngắn thời gian vận tải và tiết kiệm chi phí. Tin chắc rằng, với đội ngũ chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu năm cùng hệ thống xe thùng lạnh mới nhất, LephongMoving sẽ làm hài lòng tất cả vị khách khó tính nhất bởi chất lượng dịch vụ của mình.