Dịch vụ vận chuyển nông sản an toàn, chi phí tiết kiệm LephongMoving

Nội dung

Vận chuyển nông sản an toàn sẽ giúp hàng hóa đến nơi nhanh chóng, không bị dập nát hư hỏng và giữ được độ tươi ngon. Đây là vấn đề đau đầu của các chủ vườn, chủ trang trại, thương lái, dân buôn,… khi tìm kiếm các đơn vị vận tải uy tín. Bài viết dưới đây, dịch vụ vận chuyển nông sản an toàn, chi phí tiết kiệm LephongMoving chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm và các lưu ý khi vận tải lương thực, thực phẩm.

Dịch vụ vận chuyển nông sản an toàn, chi phí tiết kiệm LephongMoving

Dịch vụ vận chuyển nông sản tại LephongMoving

Dịch vụ vận chuyển nông sản an toàn, chi phí tiết kiệm LephongMoving là gì? LephongMoving là đơn vị dịch vụ chuyên chở các loại nông sản bằng xe tải chuyên dụng được nhiều dân buôn, chủ thương lái tin tưởng. Lý do thương hiệu này được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi vì:

  • Cung cấp xe tải với nhiều mức tải trọng khác nhau.
  • Lịch trình đều đặn mỗi ngày, đảm bảo hàng hóa giữ độ tươi mới tốt nhất.
  • Đội ngũ bốc dỡ nhiều năm kinh nghiệm.
  • Giá cả hợp lý, cạnh tranh nhất trên thị trường.
  • Thời gian giao hàng nhanh, nội thành 2-3 tiếng, đi tỉnh chỉ từ 3-4 ngày tùy khoảng cách.
  • Thủ tục đơn giản, không bị rườm rà phức tạp.
LephongMoving là đơn vị vận chuyển nông sản nhanh với lịch trình đi đều đặn
LephongMoving là đơn vị vận chuyển nông sản nhanh với lịch trình đi đều đặn

Kinh nghiệm vận chuyển từng loại nông sản

Vận chuyển lương thực

Vận chuyển lương thực như thế nào để không bị ẩm và mốc? Cách tốt nhất để lương thực không bị ẩm mốc và giữ được chất lượng khi di chuyển đường xa, các thương lái, dân buôn cần duy trì độ ẩm mức thấp bằng phương pháp phơi khô hoặc sấy. Sau đó, sản phẩm nên đóng thành bao (lúa, các loại hạt,…) hoặc cho vào các túi lưới (bắp, khoai, sắn,…) trước khi vận tải. Cụ thể:

  • Lúa cần sấy khô trong vòng 24 tiếng kể từ lúc thu hoạch đến khi độ ẩm đạt 12-14%, sẽ bảo quản được trong vòng 2-3 tháng.
  • Bắp nên lột sạch vỏ và phơi khô nguyên trái từ 3-4 ngày sao cho độ ẩm đạt dưới 13%.
  • Các loại hạt đậu, mè, vừng,… cần được phơi khô 3-4 ngày hoặc sấy liên tục 8-10 giờ đến khi độ ẩm hạt đạt 10-12%.
  • Củ khoai, sắn chỉ cần làm sạch phần đất bám bên ngoài và tránh để nơi ẩm ướt.
Nông sản lúa gạo cần được sấy khô và đóng thành bao trước khi vận tải
Nông sản lúa gạo cần được sấy khô và đóng thành bao trước khi vận tải

Vận chuyển rau củ

Làm sao để vận chuyển rau củ đến các chợ đầu mối nhưng vẫn đảm bảo tươi mới? Các loại rau và củ quả có thời gian sử dụng ngắn nên đòi hỏi yêu cầu thời gian vận chuyển nhanh. Bên cạnh đó, chúng cần phải bao bọc đúng cách để không bị dập nát khi xếp chồng lên nhau dẫn đến hao hụt về khối lượng sản phẩm, cụ thể như sau:

  • Rau cải nên cột lại thành từng bó và bọc giấy gói chống ẩm bên ngoài.
  • Các loại củ như dưa leo, cà chua, bắp cải, su hào,… nên được chất vào các sóng nhựa.
  • Hành tây, tỏi, hành tím, khoai tây,… nên đóng vào các túi lưới để tăng độ thông thoáng.
  • Không bọc rau củ bằng túi nilon tránh gây ủ thối.
  • Độ ẩm thích hợp giữ độ tươi mới của rau củ là 80-90%.
  • Nhiệt độ đông lạnh bảo quản từ 0-12 độ C.
Vận chuyển rau củ đến các chợ đầu mối
Vận chuyển rau củ đến các chợ đầu mối

Vận chuyển hoa quả, trái cây đặc sản

Làm sao để giữ hoa quả, trái cây tươi mới khi vận chuyển đến các vựa nông sản hay chợ đầu mối? Chọn cách bảo quản đúng trước khi vận tải sẽ giúp giữ độ tươi ngon như lúc cắt tại vườn. Các loại trái cây đặc sản có kích thước lớn như sầu riêng, mít, chuối,… có thể chất trực tiếp lên xe tải. Để giảm tình trạng dập nát, các chủ vườn nên bọc thêm 1 lớp giấy gói giữa các trái với nhau.

Với các loại hoa quả khác như vải, nhãn, chôm chôm, ổi, mãng cầu, thanh long,… cần được chất vào các thùng hoặc sóng nhựa có lỗ thoáng khí. Mỗi thùng nên cho vào một ít giấy gói hút ẩm để giữ hàng hóa ít bị hỏng, thối khi vận chuyển đường xa.

Vận chuyển hàng nông sản trái cây
Vận chuyển hàng nông sản trái cây

Vận chuyển nông sản ngành lâm nghiệp

Làm sao để vận tải các sản phẩm lâm nghiệp an toàn và hiệu quả? Nông sản ngành lâm nghiệp bao gồm: gỗ khai thác, củi, tre, nhựa thông, trám, đước, sợi đay, bông. Để rút ngắn thời gian và tăng tính an toàn, gỗ và các sản phẩm từ gỗ cần được xếp chồng lên nhau trước khi vận chuyển. Sau đó, buộc chúng lại bằng dây chằng để đảm bảo không bị xê dịch và rung lắc trong quá trình vận tải. Nên phủ thêm tấm bạc phía trên để đảm bảo hàng hóa không bị ướt dẫn đến hư hỏng khi trời mưa.

Vận chuyển nông sản ngành lâm nghiệp
Vận chuyển nông sản ngành lâm nghiệp

Vận chuyển các loại nông sản khác

Làm sao để vận tải các loại nông sản như cà phê, hạt điều, mủ cao su,… nhanh nhất và giữ được chất lượng? Hạt cà phê, hạt điều trước khi vận chuyển cần được phơi hoặc sấy cho độ ẩm giảm xuống 11-12% và đóng vào bao. Mủ cao su được đóng vào các bồn thép không gỉ và chở bằng xe xitec chuyên dụng.

Lưu ý vận chuyển nông sản

Khi vận chuyển lương thực, thực phẩm cần lưu ý điều gì? Để giữ được chất lượng nông sản ở mức cao nhất và không bị dập nát hay ẩm mốc, các chủ vườn, chủ trang trại cần chú ý một số điều sau:

  • Các loại rau củ quả tươi nên được chuyên chở vào buổi tối.
  • Thùng đóng gói nên chọn loại làm từ vật liệu đủ cứng có thể xếp chồng lên nhau.
  • Chọn các loại thùng, sóng nhựa có lỗ thoáng khí.
  • Luôn giữ nông sản trong tình trạng khô ráo.
  • Hạn chế bọc kín túi nilon các loại rau củ
  • Chọn phương tiện vận tải phù hợp. Chủ vựa nông sản nên chọn xe tải thường hoặc xe van cho các chuyến nội thành để tối ưu chi phí. Với quãng đường xa hơn như ngoại thành, liên tỉnh, chủ vườn nên ưu tiên cho xe tải cấp đông để bảo quản thực phẩm tốt hơn.
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như: Hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép vận chuyển,…

Các dịch vụ vận chuyển nông sản phổ biến hiện nay

Vận chuyển nông sản nội thành

Với khu vực nội thành, vận tải lương thực thực phẩm bằng xe tải là phương pháp tốt nhất. Do giao thông phát triển đầy đủ nên các dân buôn có thể vận chuyển nông sản dễ dàng nhanh chóng tới khu vực chợ đầu mối.

Vận chuyển nông sản đi tỉnh

Các thương lái dân buôn có thể chọn phương tiện xe tải hoặc xe lửa khi vận chuyển nông sản đi tỉnh. Lương thực, thực phẩm được đóng thành thùng, kiện có lỗ thoáng khí và chở bằng các container chuyên dụng.

Vận chuyển nông sản xuất khẩu quốc tế

Với các chuyến hàng đi xuất khẩu quốc tế, các thương lái, chủ vựa nông sản có thể chọn đóng hàng hoá vào các thùng container và di chuyển bằng đường biển hoặc đường bộ. Do vận tải khoảng cách xa nên lương thực như lúa, gạo, đậu,…  cần được sấy khô với độ ẩm dưới 14%, các loại rau củ quả hoặc trái cây cần được cấp đông nhiệt độ từ 0-12 độ C.

Chi phí vận chuyển nông sản bằng xe tải

Chi phí khi vận chuyển nông sản bằng xe tải là bao nhiêu? Chi phí vận chuyển nông sản sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính như là khối lượng hàng hóa và khoảng cách vận tải. Số lượng càng nhiều đồng nghĩa chi phí vận tải càng cao, tương tự quãng đường càng xa thì số tiền bỏ ra càng tăng. Dưới đây là bảng giá dịch vụ vận tải lương thực, thực phẩm bằng các loại xe tải.

Khối lượng nông sản Giá cước
Từ 200kg – Dưới 1 tấn Liên hệ
Từ 1 – 3 tấn Liên hệ
Từ 3 – 5 tấn Liên hệ
Từ 5 – 10 tấn Liên hệ
Từ 10 – 15 tấn Liên hệ
Từ 15 – 20 tấn Liên hệ
Trên 20 tấn Liên hệ

Dịch vụ vận chuyển nông sản an toàn, chi phí tiết kiệm LephongMoving luôn là người bạn đồng hành của chủ vườn, chủ vựa nông sản và các thương lái trên toàn quốc. Tin chắc rằng, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải lương thực thực phẩm, toàn bộ hàng hóa của quý khách sẽ được giao đến nơi với thời gian nhanh nhất nhưng vẫn giữ được độ tươi mới. 

Bên cạnh đó, LephongMoving còn cho thuê xe tải chở hàng nói riêng hay thuê xe tải đông lạnh linh hoạt theo ngày, tháng, quý, năm. Nếu bạn có nhu cầu thuê xe tải để tiết kiệm chi phí mua xe, bảo dưỡng, thuê tài xế thì LephongMoving chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Liên hệ ngay qua Hotline: 09 69 69 69 80 để được nhận tư vấn sớm nhất.

Chia sẻ:

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng 0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng
0