Hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng chi tiết, mới nhất 2024

Nội dung

Hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng là một trong những văn bản quan trọng giữa bên thuê dịch vụ phá dỡ và bên thầu thi công. Việc lập nên hợp đồng ngoài ý nghĩa pháp lý, còn nhằm xác định nghĩa vụ và đảm bảo quyền lợi cho hai bên, tránh những tranh chấp không đáng có và tạo sự tin cậy hợp tác về sau. Mời bạn cùng tham khảo về mẫu hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng chi tiết, mới nhất 2024 dưới đây.

Vì sao cần lập hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng?

Việc lập hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng rất quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện công trình này. Bởi đây không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn là công cụ để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: Thuê thi công và nhà thầu. Để cụ thể hơn, dưới đây là các lý do vì sao cần phải lập hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng:

Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên

Việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm cũng như hỗ trợ giải quyết tranh chấp về sau (nếu có). Đối với bên thuê dịch vụ tháo dỡ sẽ có quyền yêu cầu về chất lượng dịch vụ, thái độ hợp tác và tiến độ thi công từ phía thầu. Đồng thời phải đảm bảo thanh toán chi phí đúng thời gian và số tiền như đã thỏa thuận.

Còn phía nhà thầu cần hiểu rõ phạm vi công việc, tiến độ thi công phải hoàn thành với chất lượng đúng như cam kết. Và được thanh toán đầy đủ hóa đơn theo kỳ hạn đã thống nhất trong hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng.

Làm rõ phạm vi công việc

Điều này giúp các bên, nhất là bên thuê dịch vụ thi công tháo dỡ nhận thức rõ và hiểu được vai trò cũng như trách nhiệm thực hiện của mình đối với công trình. Đồng thời hoàn tất chúng một cách đầy đủ và tốt nhất: Các hạng mục công việc, vật tư, công cụ cần chuẩn bị, tiêu chuẩn chất lượng, tiến độ thi công đúng hạn theo thỏa thuận đặt ra.

Hỗ trợ giải quyết tranh chấp

Hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra trong hoặc sau khi thi công. Trong hợp đồng sẽ có ghi các hướng xử lý xung đột, giúp các bên hòa giải là tốt nhất. Hoặc quy định các hình thức xử phạt nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng.

Tuân thủ pháp luật

Hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng cũng cần có những điều khoản tuân theo các quy định của pháp luật về: Xây dựng, môi trường, bảo hộ lao động,…

Ngoài ra, hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng với thông tin rõ ràng, đầy đủ và minh bạch về quá trình thi công cũng sẽ giúp tạo được sự tin cậy giữa các bên liên quan. Tạo tiền đề cho sự hợp tác về sau.

Vì sao cần lập mẫu hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng?
Vì sao cần lập mẫu hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng?

Mẫu hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng

Sẽ có các dạng mẫu hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng khác nhau tùy theo từng khu vực hoặc đơn vị thi công. Tuy nhiên sẽ có những điểm chung sau đây:

  • Ngày lập, nơi lập.
  • Bên yêu cầu dịch vụ tháo dỡ nhà xưởng (Bên A): Địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số thuế, người đại diện hợp pháp.
  • Bên nhận dịch vụ tháo dỡ nhà xưởng (Bên B): Địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số thuế, số tài khoản, người đại diện hợp pháp.
  •  Mục đích hợp đồng: Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng này, trong đó, bên A đồng ý thuê bên B đảm nhận việc tháo dỡ tạo mặt bằng cho công trình nhà xưởng tại địa chỉ ………………………………
  • Nội dung công việc: Tháo dỡ nhà xưởng, phá dỡ công trình phụ, các phần việc khác,…
  • Tiến độ tháo dỡ nhà xưởng: Ngày bắt đầu thi công, thời gian hoàn thiện, mức phạt nếu vi phạm thời hạn này.
  • Trị giá hợp đồng: Bên A khoán gọn tiền công cho bên B trong việc tháo dỡ nhà xưởng trên đất, trị giá hợp đồng được xác định như sau:

Thanh toán theo diện tích ……………. m2 tháo dỡ.

Tổng giá trị thanh toán sau khi nghiệm thu là: ……………….. VNĐ.

  • Trách nhiệm của các bên.
  • Các đợt thanh toán dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu:

+ Thanh toán đợt 1: Thanh toán tạm ứng thực hiện hợp đồng số tiền là: …………….. VNĐ (Bằng chữ : ………………………) tương đương với ……. % giá trị hợp đồng.

+ Thanh toán đợt 2: Số tiền tiền còn lại sẽ được bên A thanh toán sau ………. ngày kể từ ngày hai bên ký biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình đã được phá dỡ, tương đương với ………… % giá trị hợp đồng.

  • Cam kết và bảo hành công trình.
  • Hướng giải quyết tranh chấp.
  • Hiệu lực hợp đồng.
  • Các điều khoản khác.
  • Ký tên, đóng dấu.

Lưu ý: Mẫu hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo hợp đồng phù hợp với từng trường hợp cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia pháp lý và dự án tháo dỡ nhà xưởng của mình.

>> Tải mẫu hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng.

Mẫu hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng tham khảo
Mẫu hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng tham khảo

Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng

Bên cạnh quyền lợi, mỗi bên sẽ có những trách nhiệm riêng cần thực hiện trong hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng như:

Trách nhiệm của Bên A

  • Cung cấp địa điểm tập kết vật tư trước và sau khi tháo dỡ nhà xưởng.
  • Cử người trực tiếp giám sát việc phá dỡ công trình nhằm đảm bảo về tiến độ, biện pháp kỹ thuật, khối lượng thi công, bàn giao vật liệu tháo dỡ.
  • Thay mặt bên B (khi cần thiết) để giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình tháo dỡ nhà xưởng nếu việc tháo dỡ cần phải làm các thủ tục xin phép chính quyền địa phương.
  • Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc thất thoát vật tư.

Trách nhiệm của Bên B

  • Cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động tháo dỡ nhà xưởng (cốp pha lát, xà gỗ, cột chống,…) theo đúng yêu cầu kỹ thuật về thời gian và số lượng (chi phí thuộc về bên B).
  • Cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của hoạt động tháo dỡ, luôn luôn đảm bảo từ 5 đến 6 thợ chính và 1 đến 2 thợ phụ trở lên để thực hiện hoạt động tháo dỡ trong ngày.
  • Việc tháo dỡ phải đảm bảo an toàn về kỹ thuật, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, thất thoát thì bên B chịu trách nhiệm và phải bồi thường theo quy định pháp luật.
  • Việc lập tiến độ tháo dỡ, biện pháp kỹ thuật an toàn và phải được sự nhất trí của bên A. Từng hạng mục công trình phải được bên A nghiệm thu mới được tháo dỡ tiếp.
  • Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
  • Tự lo chỗ ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, chấp hành các quy định về trật tự, an ninh, khai báo tạm trú.
Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng
Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng

Các trường hợp phải tháo dỡ nhà xưởng

Việc tháo dỡ nhà xưởng thường được thực hiện khi có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng mặt bằng, để xây dựng công trình mới hoặc do nhà xưởng đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Cùng tham khảo một số trường hợp phổ biến cần phải tháo dỡ nhà xưởng như sau:

Nhà xưởng xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Chẳng hạn như cấu trúc cột, dầm bị yếu; sàn bị nứt, rỉ sét, mất ổn định dễ bị đổ sụp xuống gây mất an toàn. Hoặc hệ thống điện nước, phòng cháy chữa cháy cũ, lạc hậu, không hoạt động đúng chức năng. Công trình này gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến khu vực dân cư hay các dự án bên cạnh.

Nhà xưởng không phù hợp với quy hoạch đô thị

Nhà xưởng này nằm trong khu vực quy hoạch để xây dựng mới, mở rộng đường giao thông hoặc xây dựng công trình công cộng. Trường hợp khác là kho xưởng này không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường như: Gây ô nhiễm môi trường, nước, tiếng ồn vượt quá mức cho phép,…

Nhà xưởng không còn phù hợp với mục đích sử dụng

Đây là trường hợp khu đất đặt nhà xưởng được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác như: Xây dựng nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại,… Hoặc kho xưởng cũ không đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất mới, quá lỗi thời buộc phải tháo dỡ để điều chỉnh.

Nhà xưởng gặp sự cố, tai nạn

Vì một nguyên nhân nào đó như: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất,… mà nhà xưởng bị nghiêng lệch hay mất cấu trúc. Lúc này cũng cần phải tháo dỡ để đảm bảo an toàn cho người dân, công nhân kho xưởng và khu vực lân cận.

Nhà xưởng cần thi công hoàn trả mặt bằng về nguyên trạng trước khi cho thuê

Đây là một thủ tục thường bắt buộc khi nhà máy này nằm trên khu đất được thuê lại và xây nên nhà xưởng. Trước khi thanh lý hợp đồng và trả lại cho chủ sở hữu, bên thuê sẽ thực hiện các giải pháp hoàn thiện trả mặt bằng để đưa nhà xưởng về lại nguyên trạng trước khi thuê.

>> Xem thêm: Những lưu ý khi hoàn trả mặt bằng.

Các trường hợp cần tháo dỡ nhà xưởng
Các trường hợp cần tháo dỡ nhà xưởng

Những lưu ý đối với hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng

  • Hợp đồng có thể bao gồm các điều khoản khác như: Bảo hiểm, xử lý sự cố, bảo vệ môi trường,… Tùy theo quy định của mỗi khu vực, tính chất công trình và thỏa thuận giữa hai bên mà có thể thêm vào trong hợp đồng tháo dỡ kho xưởng.
  • Ngoài hợp đồng chính có thể còn các phụ lục như: Bản vẽ thiết kế công trình, bản vẽ hiện trạng mặt bằng trước đó, hình vẽ thực tế, bảng báo giá, biên bản tháo dỡ công trình, giấy phép kinh doanh của các bên, các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu,… Cần chuẩn bị đầy đủ toàn bộ để sử dụng trước, trong và sau khi việc tháo dỡ nhà xưởng hoàn tất.
  • Nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị hoặc chưa đủ tự tin để soạn hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng, bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư để có một hợp đồng hoàn chỉnh và phù hợp với pháp luật.
  • Nội dung hợp đồng cần rõ ràng, cụ thể và đầy đủ các điều khoản quan trọng. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho hai bên và tuân thủ theo các quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động,…
  • Khi bạn thực hiện thi công hoàn trả mặt bằng nhà xưởng cho chủ sở hữu, bạn sẽ cần soạn thảo biên bản hoàn trả mặt bằng để chứng thực việc hoàn thành.
Các lưu ý khi chuẩn bị hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng
Các lưu ý khi chuẩn bị hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng

Tóm lại, hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng là một văn bản pháp lý quan trọng, việc lập hợp đồng cẩn thận sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro trong quá trình thi công. Nếu bạn cần thêm sự tư vấn hay hỗ trợ nào, vui lòng liên hệ LephongMoving, cung cấp thông tin, chúng tôi sẽ kịp thời giúp đỡ bạn! Đặc biệt nếu bạn đang cần tìm hiểu và thực hiện thi công hoàn trả mặt bằng nhà xưởng cho chủ sở hữu, LephongMoving với hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chia sẻ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng 0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng
0