Quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho an toàn

Nội dung

Quá trình tháo dỡ kho xưởng rất phức tạp và có nhiều việc phải làm. Nếu không có kế hoạch và một quy trình rõ ràng thì sẽ dễ phát sinh các vấn đề, nguy cơ mất an toàn hoặc tốn sức lực, thời gian và tiền bạc để xử lý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng bạn các trường hợp cần tháo dỡ kho xưởng, lý do nên làm theo và các bước trong quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho an toàn, hiệu quả.

Các trường hợp cần tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho

Có nhiều lý do khiến doanh nghiệp/bên thuê mặt bằng cần tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho như:

  • Di dời nhà xưởng, nhà kho đi nơi khác để thuận tiện cho quá trình phát triển kinh doanh.
  • Hoàn trả mặt bằng lại cho chủ sở hữu vì đã hết hạn thuê, hoặc doanh nghiệp đóng cửa giải thể.
  • Nhà xưởng, nhà kho nằm trong khu quy hoạch, cấm xây dựng hay lấn chiếm phần đất công, đất thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức khác,…
  • Kho xưởng bị xuống cấp, nguy cơ đổ sập mất an toàn cần tháo dỡ gấp.
  • Khu vực bị sụt lún hoặc không an toàn, cần tháo dỡ để tránh gây nguy hiểm cho người hoặc tài sản xung quanh.
Các trường hợp cần tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho
Các trường hợp cần tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho

>> Xem thêm: Giải pháp hoàn thiện trả mặt bằng.

Vì sao cần làm theo quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho?

Việc tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho là một quá trình phức tạp, khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Để thực hiện được thì đội ngũ cần có chuyên môn kỹ thuật cũng như trang thiết bị và máy móc chuyên dụng. Đồng thời người thi công phải am hiểu máy móc và quy cách thực hiện để không gây nguy hiểm cho chính bản thân, đồng nghiệp cũng như người và vật ở khu vực lân cận. Vì vậy cần làm theo quy trình tháo dỡ nhà xưởng nhằm:

  • Dễ dàng theo dõi được quá trình thực hiện và điều chỉnh nhanh chóng khi cần thiết.
  • Đội ngũ có thể nắm được tuần tự các bước tiến hành và tiện phối hợp nhịp nhàng với nhau, không bỏ qua bước nào dẫn đến mất an toàn, gây nguy hiểm cho bộ phận khác.
  • Quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho rõ ràng giúp sắp xếp công việc hợp lý, tối ưu hóa nhân lực, tránh gây lãng phí.
  • Giúp giảm thiểu các rủi ro phát sinh, tránh phải làm đi làm lại. Từ đó tiết kiệm được chi phí.
  • Quy trình tháo dỡ kho xưởng hợp lý giúp phân loại, xử lý chất thải xây dựng kịp thời, đúng cách, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời tái chế được các vật liệu thu hồi từ quá trình tháo dỡ, tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu. Nhờ vậy giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
  • Giúp phân công công việc rõ ràng, đảm bảo tiến độ dự án. Đồng thời giảm thiểu gián đoạn do các sự cố không mong muốn trong quá trình thi công.
  • Quy trình sẽ giúp người phụ trách không bỏ sót công đoạn nào. Từ đó đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Tránh vi phạm pháp luật.
Vì sao cần làm theo quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho?
Vì sao cần làm theo quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho?

Quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho an toàn

Để quá trình dỡ bỏ kho xưởng an toàn, đảm bảo suôn sẻ, thuận lợi, bạn tham khảo và làm theo quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho sau đây nhé!

Khảo sát, thẩm định hiện trạng kho xưởng

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng giúp lên kế hoạch và phương án tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho phù hợp và an toàn. Khảo sát hiện trạng để nắm rõ địa hình, kết cấu của kho xưởng, chất liệu xây dựng. Trong đó bao gồm cả việc tiến hành đánh giá đúng tình trạng của móng, nền nhà, tường cột, trần, dầm. Từ đó thẩm định, đánh giá chất lượng nhà xưởng để đưa ra biện pháp tháo dỡ công trình an toàn và tối ưu nhất. Sau đó lập kế hoạch và dự toán cho quá trình tháo dỡ kho xưởng gồm: Số lượng, chủng loại máy móc, phương tiện, số nhân sự cần hỗ trợ, chi phí tháo dỡ, lượng thời gian cần để thực hiện,…

Ngoài ra còn cần phải kiểm tra cả các công trình hay hộ dân sống quanh khu vực đó để chắc chắn rằng phương án phá dỡ không làm ảnh hưởng đến an toàn của họ và hư hại nhà cửa, tài sản. Kết quả khảo sát phải lập thành văn bản để làm căn cứ thiết kế thi công cũng như dùng để giải quyết tranh chấp nếu có về sau.

Khảo sát, thẩm định hiện trạng kho xưởng
Khảo sát, thẩm định hiện trạng kho xưởng

Chuẩn bị sẵn sàng trước khi tháo dỡ kho xưởng

Sau khi phương án đề ra đã được duyệt, tiếp theo cần chuẩn bị sẵn sàng mọi thủ tục, phương tiện cần thiết để thực hiện quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho:

  • Chuẩn bị thủ tục, giấy phép tháo dỡ kho xưởng và ký cam kết với các hộ dân hoặc doanh nghiệp quanh khu vực thi công về sự an toàn, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn,…
  • Ngắt toàn bộ hệ thống điện nước tại khu vực thi công tháo dỡ trừ đường dây để phục vụ thi công đã được kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Sắp xếp đủ số lượng nhân công, giám sát công trình. Bố trí vào đúng vị trí.
  • Chuẩn bị các máy móc, thiết bị cần thiết: Xe cần cẩu, máy xúc, máy cắt, máy bắn hơi, máy hàn, búa phá đá thủy lực, búa tạ, xe tải, giàn giáo,…
  • Kiểm tra toàn bộ máy móc, thiết bị, đảm bảo chúng hoạt động tốt trước khi đưa vào sử dụng.
  • Lắp đặt hệ thống giàn giáo xung quanh nhà xưởng, giăng bạt và lưới chuyên dụng để chắn bụi, sắt thép, gỗ, đất đá, bê tông,… không văng ra khu vực dân cư xung quanh.
  • Thực hiện các biện pháp chống đỡ để ngăn kho xưởng bị đổ sập bất ngờ trước khi tháo dỡ đến nơi. Chuẩn bị thêm các dụng cụ sơ cứu, bình cứu hỏa, phương án che chắn an toàn cho công nhân khi thi công.
  • Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: Găng tay, kính, giày, khẩu trang, áo phản quang,…
  • Nên tổ chức buổi tập huấn cho công nhân về yêu cầu an toàn lao động, biện pháp bảo hộ, xử lý sự cố,…
Chuẩn bị sẵn sàng trước khi tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho
Chuẩn bị sẵn sàng trước khi tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho

Tiến hành thi công tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho

Đây là bước chính trong quy trình thi công tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho:

  • Chọn một khu vực bằng phẳng, rộng rãi và thuận tiện để xe tải có thể ra vào công trình và đặt máy móc, trang thiết bị hỗ trợ.
  • Tháo dỡ các thiết bị trong kho xưởng và chuyển đến vị trí tập kết đã bố trí sẵn. Gắn biển cảnh báo và rào chắn xung quanh khu vực thi công.
  • Tùy theo cấu trúc nhà kho, nhà xưởng có nhiều tầng lầu không. Nếu có thì tiến hành thực hiện tháo dỡ theo thứ tự từ trên xuống dưới.
  • Dùng máy hoặc nhân công tháo dỡ mái nhà, vách ngăn, phá bỏ từng phần sàn, trụ, đà của từng tầng lầu. Tạo lỗ thông sàn thẳng đứng cho toàn bộ các lầu (nếu có) để chuyển xà bần xuống mặt đất một cách thuận lợi. Có thể chuyển luôn xà bần ra khỏi khu vực thi công chính để làm thông thoáng mặt bằng, đỡ cản trở đội thi công.
  • Gỡ bỏ hệ thống thông gió, làm mát, dầm giằng, xà gồ, kèo cột,… của nhà xưởng.
  • Khoan nhổ cọc bê tông cốt thép và khoan rút lõi bê tông (nếu có). Đây là công việc phức tạp cần có đội ngũ chuyên môn kỹ thuật cao và máy móc chuyên dụng hỗ trợ.
  • Thu gom sắt, thép, phế liệu có thể tái sử dụng. Sau đó vận chuyển các phế thải còn lại ra khỏi nhà xưởng tháo dỡ. Việc này có thể thực hiện định kỳ với quá trình tháo dỡ kho xưởng.
  • Dọn dẹp vệ sinh lại toàn bộ mặt bằng. Đảm bảo trả lại không gian như đã thỏa thuận trước đó một cách sạch sẽ, thông thoáng.
Tiến hành thi công tháo dỡ nhà xưởng
Tiến hành thi công tháo dỡ nhà xưởng

Đánh giá, nghiệm thu kết quả công trình

Sau khi hoàn thành việc thi công tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho, các bên tiến hành kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ công trình. Đảm bảo rằng dự án đã hoàn thành thuận lợi, không có gì sai sót hay nguy hiểm cho người và tài sản của kho xưởng và cả các khu vực lân cận.

Thanh toán và bàn giao lại mặt bằng kho xưởng

Sau khi nghiệm thu thành công và không có gì sai sót, bên thuê dịch vụ/chủ đầu tư nhận bàn giao lại mặt bằng và tiến hành thanh toán chi phí công trình cho bên thi công.

Lưu ý khi thực hiện quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho

Ngoài những thông tin ở trên, bạn nên lưu ý thêm một số điều sau khi thực hiện quy trình tháo dỡ kho xưởng để mọi việc suôn sẻ nhất:

  • Trong suốt quá trình thi công tháo dỡ kho xưởng, có thể sẽ cần phải soạn thảo biên bản tháo dỡ công trình. Tùy theo yêu cầu và thỏa thuận của hai bên cho thủ tục này để đảm bảo quyền lợi và giúp giải quyết tranh chấp ổn thỏa về sau.
  • Phải kiểm tra xem hệ thống điện, nước hiện có của công trình có đạt yêu cầu để sử dụng không hay phải lắp hệ thống mới.
  • Không được thi công trong trường hợp thời tiết xấu như bão, gió giật cấp 5 trở lên,…
  • Cấm không được làm đổ tường bằng cách giật xuống sàn, đục chân tường.
  • Không đặt xe, máy móc vào khu vực có nguy cơ sụt lún.
  • Không làm vội, làm tắt không theo trình tự từng tầng từ trên xuống, gây nguy hiểm cho công nhân thi công các khu vực khác.
  • Quá trình tháo dỡ không được gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

>> Xem thêm: Hợp đồng tháo dỡ nhà xưởng.

Lưu ý khi thực hiện quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho
Lưu ý khi thực hiện quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho

Có nên thuê dịch vụ hỗ trợ tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho không?

Việc tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho không phải chỉ là vấn đề ở chỗ đủ số lượng nhân sự hay có sức khỏe là làm được. Bởi lẽ đây là quá trình khó khăn và phức tạp mà đòi hỏi cả chuyên môn kỹ thuật lẫn trang thiết bị hỗ trợ phù hợp nhất. Nếu không sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người và tài sản mà không thể bù đắp được. Vậy nên các doanh nghiệp đều sẽ chọn cách tìm đến các dịch vụ hỗ trợ tháo dỡ kho xưởng chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cũng như tiết kiệm sức người, sức của và giảm nguy cơ rủi ro. Bạn cần tìm kiếm những thương hiệu: Có thâm niên trong ngành, uy tín, liêm chính, có đủ năng lực, phương tiện và nhân lực, vật lực để thực hiện mọi yêu cầu tháo dỡ kho xưởng khác nhau của khách hàng.

Và giới thiệu đến bạn, một đơn vị chuyên thực hiện tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho và hoàn trả mặt bằng chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường 10 năm nay chính là LephongMoving. Chúng tôi có hệ thống xe tải hơn 700 chiếc đa tải trọng, kích cỡ, các đội xe hỗ trợ như xe cẩu nhiều loại, xe nâng hạ, các máy đục, máy cắt, khoan, nhổ cọc bê tông, máy xúc, máy hàn,… Bên cạnh đó là đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên có tay nghề, có thể giúp bạn tháo dỡ kho xưởng một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn nhất. Ngoài ra, đơn giá tháo dỡ nhà xưởng được tính toán sao cho tối ưu và tiết kiệm nhất với khách hàng.

Có nên thuê dịch vụ tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho để hỗ trợ không?
Có nên thuê dịch vụ tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho để hỗ trợ không?

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình tháo dỡ nhà xưởng, nhà kho thông qua bài viết trên. Nếu bạn có nhu cầu về tháo dỡ kho xưởng hay thi công hoàn trả mặt bằng, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ LephongMoving để chúng tôi tư vấn chính xác và hỗ trợ bạn kịp thời nhất nhé!

Chia sẻ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng 0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng
0