Tải trọng/ trọng tải xe là gì? Quy định tải trọng xe tải A-Z

Nội dung

Thực hiện phân tích trọng lượng và phân bổ hàng hóa tương thích sức chứa giới hạn của xe là việc làm cần thiết. Tránh trường hợp xe quá tải gây giảm tuổi thọ, hoặc người cầm lái vi phạm luật giao thông. Do đó, LefoMoving chia sẻ đến bạn tải trọng/ trọng tải xe là gì? Quy định tải trọng xe tải A-Z qua bài viết dưới dây.

Trọng tải xe là gì?

Khái niệm trọng tải xe nghĩa là gì? Là một trong các thuật ngữ chỉ đến trọng lượng xe tải (Vehicle Weight), trọng tải xe (GVW – Gross Vehicle Weight) có thể hiểu là tổng trọng lượng của xe khi đã chở hàng, bao gồm cả trọng lượng xe không tải hay trọng lượng bản thân xe tải (CW – Curb Weight) và người lái. 

Trọng tải xe = Trọng lượng bản thân xe tải (CW – Curb Weight) + cân nặng của tài xế + khối lượng hàng hóa (Payload).

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về trọng lượng không tải, tổng trọng lượng và tải trọng xe.

Tải trọng xe là gì?

Khái niệm tải trọng xe là gì? Tải trọng xe có thể hiểu là khối lượng hàng hóa mà phương tiện đó được phép chuyên chở, không bao gồm trọng lượng bản thân xe và người trên xe.

Tải trọng xe = Tổng tải trọng xe – Trọng lượng bản thân xe – cân nặng của tài xế.

Tải trọng xe được xác định theo “Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”. Việc quy định tải trọng xe, giúp người lái xác định được giới hạn lượng hàng hóa cần chở. Để kiểm tra điều này cần so với thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

>> Xem thêm: Thông số xe tải: Kích thước, trọng lượng, tải trọng từ A – Z.

Tải trọng và trọng tải là gì?
Tải trọng và trọng tải xe là gì?

Lưu ý quan trọng về tải trọng xe và trọng tải xe khi lưu thông

Cần lưu ý gì về tải trọng xe và trọng tải xe? Tuyệt đối không để xe bị quá tải gây khó khăn khi điều khiển và thực hiện đúng với các quy định giao thông, cũng như bảo đảm an toàn và sức chịu tải của cầu đường, công trình thiết kế mà xe đi qua.

Theo quy định của Bộ giao thông vận tải, các loại xe ô tô chở hàng hóa khi tham gia giao thông đều không được vượt trọng tải cho phép. Người lái và chủ xe có thể xem qua Thông tư 46/2015/TT-BGTVT để biết thêm chi tiết.

Cũng theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, các lỗi vi phạm đang ngày càng được kiểm soát và xử lý nghiêm ngặt hơn khi tham gia giao thông. Người điều khiển vượt quá tải trọng xe cho phép nói riêng có thể bị các mức phạt quá tải với số tiền lên đến trên 20 triệu đồng. Do đó, việc nắm tải trọng xe, cách tính và các quy định là yêu cầu bắt buộc đối với người lái và chủ sở hữu xe.

Các thuật ngữ liên quan hay dễ nhầm lẫn với tải trọng xe và trọng tải xe

  • Tổng trọng lượng cho phép (GVWR – Gross Vehicle Weight Rating): Đây là khối lượng toàn bộ của xe khi đã chở hàng, không vượt quá trọng tải xe (GVW). Ví dụ, nếu GVWR của một xe tải là 8 tấn, thì sau khi chở hàng, tổng trọng lượng của xe không nên vượt quá 8 tấn.
  • Tổng trọng lượng kéo theo (GCW – Gross Combination Weight): Đây là khối lượng toàn bộ của xe kéo và rơ moóc sau khi chở hàng, bao gồm cả trọng lượng của xe và người lái. Ví dụ, nếu xe kéo có trọng lượng là 3 tấn và rơ moóc có trọng lượng là 1 tấn, thì khi chở 5 tấn hàng hoá, GCW của xe kéo và rơ moóc là 9 tấn.
  • Tổng trọng lượng kéo theo cho phép (GCWR – Gross Combination Weight Rating): Đây là khối lượng toàn bộ của xe kéo và rơ moóc mà nhà sản xuất cho phép, không vượt quá GCW. Ví dụ, nếu GCWR của xe kéo là 15 tấn, thì sau khi chở hàng, tổng trọng lượng của xe kéo và rơ moóc không nên vượt quá 15 tấn.
  • Tải trọng kéo theo (Towing Capacity): Đây là khối lượng hàng hóa mà xe kéo có thể kéo được, không tính đến trọng lượng của rơ moóc. Tải trọng kéo theo được tính bằng cách lấy GCWR trừ đi GVW của xe kéo. Ví dụ, nếu GCWR của xe kéo là 15 tấn và GVW là 6 tấn, thì tải trọng kéo theo của xe là 9 tấn.

>> Xem thêm: Trọng tải là gì? Tải trọng là gì? Phân biệt trọng tải và tải trọng.

Quy định về cách tính tải trọng xe

Quy định về cách tính tải trọng xe như thế nào? Tổng số trục xe là cơ sở để tính tải trọng xe. Vì tổng trọng lượng của xe được phân bố trên các trục: Cụm trục ba, trục kép, trục đơn. Do đó, còn tùy vào loại xe và khả năng chịu lực của các trục sẽ có sức chứa khác nhau.

Hướng dẫn cách tính tải trọng xe
Hướng dẫn cách tính tải trọng xe

Quy định cách tính tải trọng xe thân liền:

  • Tổng 2 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn.
  • Tổng 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn.
  • Tổng 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn.
  • Tổng 5 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn.

Quy định cách tính tải trọng xe thân rời rơ moóc, container, xe đầu kéo:

  • Tổng 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn.
  • Tổng 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn.
  • Tổng 5 trục trở lên: Tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến vượt quá tải trọng xe

Cân tải trọng xe như thế nào?

Tải trọng xe cân như thế nào? Để cân tải trọng xe, ta sử dụng các thiết bị cân tải trọng để kiểm tra tổng khối lượng của xe, bao gồm cả trọng lượng của xe, người lái và hàng hóa. Có hai loại cân tải trọng chính: cân tĩnh và cân động.

  • Cân tĩnh là loại phổ biến nhất và hoạt động dựa trên nguyên lý của đòn bẩy. Khi đặt xe lên cân, đòn bẩy sẽ chuyển động và mức độ chuyển động này tương ứng với trọng lượng của xe.
  • Cân động được sử dụng để kiểm tra tải trọng của xe khi đang di chuyển, hoạt động dựa trên cảm biến. Khi xe đi qua cân, các cảm biến sẽ đo trọng lượng của xe.

Cách tính lượng hàng hóa quá tải

Phần trăm quá tải (%) = (Khối lượng hàng hóa quá tải được tính/Tải trọng tối đa) * 100

Khối lượng quá tải (D) = D (Thời điểm thực tế) – D (Khối lượng xe) – D (Trọng tải hàng hóa được phép chở)

Mức phạt đối với xe vượt quá tải trọng cho phép

  • Từ 10% – 30%: Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 VNĐ (người điều khiển phương tiện). Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu cá nhân) và 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu tổ chức).
  • 30% – 50%: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ (người điều khiển phương tiện). Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu cá nhân) và 12.000.000 – 16.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu tổ chức).
  • 50% – 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ (người điều khiển phương tiện) và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Phạt tiền từ 14.000.000 – 16.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu cá nhân) và 28.000.000 – 32.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu tổ chức).
  • 100% – 150%: Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 VNĐ (người điều khiển phương tiện) và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu cá nhân) và 32.000.000 – 36.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu tổ chức).
  • Trên 150%: Phạt tiền từ 8.000.000 – 12.000.000 VNĐ (người điều khiển phương tiện) và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng. Phạt tiền từ 18.000.000 – 20.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu cá nhân) và 36.000.000 – 40.000.000 VNĐ (Chủ sở hữu tổ chức).
Mức phạt đối với xe vượt quá tải trọng cho phép
Mức phạt đối với xe vượt quá tải trọng cho phép

Nắm được các thông tin hữu ích trên, sẽ giúp bạn tham gia giao thông an toàn. Để tránh sai phạm liên quan đến tải trọng xe. Ngoài ra, bạn cũng nên đọc kỹ Nghị định 100/2019/NĐ – CP.

LefoMoving – Đơn vị vận tải uy tín, chuyên nghiệp 

LefoMoving là đơn vị đã hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực vận tải, đặc biệt được khách hàng ưa chuộng với dịch vụ cho thuê xe tải chở hàngtaxi tải. Chúng tôi cam kết luôn cung cấp dịch vụ an toàn, chất lượng, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Ngày nay, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao. Nhưng chưa rõ trong vấn đề sức chứa tải trọng của xe sao cho phù hợp. Cũng như các yếu tố khi tham gia giao thông.  Đừng lo! Hãy liên hệ ngay với LefoMoving qua hotline 09.69.69.69.80 để được tư vấn về cách tính tải trọng miễn phí, cũng như các thông tin và dịch vụ vận chuyển hàng hóa, thuê xe tải theo tải trọng từ 1 tấn đến hơn 15 tấn,… nhanh chóng nhất.

Chia sẻ:

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng
//
Giỏ hàng trống
0
//