Tắc nghẽn giao thông luôn là một vấn đề “nhức nhối” tại Sài Gòn, đặc biệt vào những khung giờ cao điểm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc di chuyển hàng ngày của người dân mà còn gây ô nhiễm môi trường, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy, ở Sài Gòn có những tuyến đường nào hay kẹt xe? Tất cả sẽ được LephongMoving bật mí trong bài viết dưới đây.
Thực trạng kẹt xe tại Sài Gòn
Sài Gòn (TP. HCM) là trung tâm kinh tế của cả nước, cũng là thành phố đông dân nhất Việt Nam với gần 8,9 triệu người (số liệu từ Tổng thông tin Thành Phố Hồ Chí Minh). Mỗi ngày, có đến hàng triệu phương tiện giao thông qua lại, dẫn đến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.
Các tuyến đường chính, bao gồm Xa lộ Hà Nội, Nguyễn Thị Minh Khai, Cộng Hòa, và các khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất, luôn phải chịu áp lực từ hàng ngàn phương tiện lưu thông, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn kéo dài. Ngoài ra, một số khu vực ngoại thành như quận 7, quận 2 và quận 9 cũng gặp tình trạng ùn tắc do thiếu các tuyến đường thay thế hiệu quả và sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực. Tình trạng kẹt xe này thường diễn ra vào buổi sáng và chiều tối – khung giờ nhiều người đi làm và trở về nhà. Ngoài ra, một số khu vực ngoại thành như quận 7, quận 2 và quận 9 cũng thường xuyên gặp phải vấn nạn này, khiến nhiều người dân “ngán ngẩm”.

Danh sách tuyến đường hay kẹt xe ở Sài Gòn theo khu vực
Các tuyến đường hay kẹt xe ở trung tâm thành phố
Quận huyện | Tuyến đường kẹt xe | Nguyên nhân |
Quận 1 | Vòng xoay Điện Biên Phủ – Nguyễn Bỉnh Khiêm | Lưu lượng xe cộ lớn từ phía cầu Sài Gòn đổ về với nhiều loại phương tiện khác nhau: xe máy, ô tô, xe buýt đến xe tải. |
Cầu Nguyễn Văn Cừ | Xe cộ từ Nhà Bè và quận 7 đổ về quận 1. Cầu Nguyễn Văn Cừ có mặt cắt khá hẹp, không thể đáp ứng đủ nhu cầu di chuyển của hàng nghìn phương tiện qua lại mỗi ngày. | |
Lê Lai | Tập trung nhiều quán xá và gần các trung tâm mua sắm, văn phòng khiến lưu lượng qua lại lớn. | |
Phạm Ngũ Lão | Vì gần các khu vực du lịch nổi tiếng như Phố Tây Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước, có mật độ phương tiện dày đặc. | |
Tôn Thất Tùng | Giao với các tuyến đường lớn như Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Chí Thanh, khiến lưu lượng giao thông đổ dồn về nhiều. | |
Quận 4 | Nguyễn Tất Thành | Xe cộ từ trung tâm thành phố qua quận 7 và Nhà Bè nhiều gây ứ đọng. |
Hoàng Diệu | Có nhiều điểm giao cắt với các tuyến đường như đường Nguyễn Khoái, cầu Tân Thuận, làm cho phương tiện di chuyển dễ bị tắc nghẽn khi dòng xe từ các khu vực khác đổ vào. | |
Quận 10 | Vòng xoay Dân Chủ | Xe đổ về từ 3 tuyến đường Võ Thị Sáu, 3 tháng 2 và Cách Mạng Tháng 8. Sự giao thoa của dòng xe từ các hướng khác nhau tại vòng xoay này khiến tình trạng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên. |
Đường Cách Mạng Tháng Tám hướng về đường Trường Chinh | Xe đi từ trung tâm quận 1, quận 3 qua vòng xoay Dân chủ hướng về quận 10, quận 12 và Tân Bình đông đúc. | |
Quận Tân Bình | Giao lộ Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám và giao lộ Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện | Xe từ sân bay Tân Sơn Nhất, đường Hoàng Văn Thụ, đường Nguyễn Văn Trỗi, đường Trần Quốc Hoàn theo hướng tỉnh Tây Ninh đổ về nhiều gây ứ đọng. |
Vòng xoay Lăng Cha Cả | Xe từ các tuyến đường chính như đường Trường Sơn, Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, và Phan Đình Giót đổ về nhiều, đặc biệt là trong giờ tan tầm. | |
Ngã tư Hàng Xanh | Giao lộ giữa đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Điện Biên Phủ, kết nối Tân Cảng (quận Bình Thạnh), TP Thủ Đức với nội đô khiến mỗi ngày, có hàng nghìn phương tiện qua lại. Khu vực này cũng nằm gần các khu vực trung tâm, bao gồm Quận 1 và Quận 2, lưu lượng xe cộ từ các hướng khác nhau khiến giao thông bị ùn ứ. | |
Giao lộ Đinh Bộ Lĩnh – Bạch Đằng | Xe cộ đổ dồn về bến xe miền Đông. | |
Quận Bình Thạnh | Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ Bạch Đằng đến ngã năm Đài Liệt sỹ) | Xe khách, xe buýt di chuyển nhiều về hướng bến xe miền Đông. Là điểm giao cắt với nhiều tuyến giao thông huyết mạch như Bạch Đằng, Nguyễn Văn Đậu, và đi qua khu vực trung tâm Quận Bình Thạnh khiến giao thông dồn về khu vực này, tạo áp lực lớn lên điểm giao cắt, dẫn đến tình trạng kẹt xe. |
Giao lộ Phạm Văn Đồng – Phan Văn Trị | Là điểm giao cắt với các tuyến đường quan trọng khác như Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Văn Lượng làm tăng lưu lượng xe cộ. | |
Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn | Là điểm giao cắt giữa các tuyến đường chính như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thái Sơn và Nguyễn Kiệm khiến lượng phương tiện qua lại rất đông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Xe cộ từ các quận lân cận như Gò Vấp, Tân Bình và Phú Nhuận đổ về nhiều, đặc biệt là cao điểm sáng và chiều. | |
Quận Gò Vấp | Giao lộ Nguyễn Oanh – Phan Văn Trị | Mật độ dân số cao, xe cộ qua lại nhiều trong khi đường quá nhỏ hẹp. Dòng xe từ trung tâm thành phố đổ về theo hướng đường Nguyễn Kiệm, Phạm Văn Đồng nhiều. |
Giao lộ Nguyễn Thái Sơn – Phạm Ngũ Lão | Không có sự phân chia rõ ràng giữa các làn đường cho ô tô, xe máy và xe buýt khiến xe cộ di chuyển chậm và ùn tắc. Đây cũng là điểm giao cắt giữa các tuyến đường trọng điểm như Nguyễn Thái Sơn, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Kiệm nên người dân di chuyển qua lại đông đúc. |
Các tuyến đường hay kẹt xe ở phía Đông Sài Gòn
Quận | Tuyến đường kẹt xe | Nguyên nhân |
Quận 2 | Nút giao thông Mỹ Thủy | Nút giao thông Mỹ Thủy nằm gần cảng Cát Lái, hàng ngày có rất nhiều xe tải và phương tiện vận chuyển hàng hóa di chuyển qua khu vực này. Nút giao thông nằm gần đường Mai Chí Thọ, Nguyễn Thị Định, và Đường Vành Đai 2 dẫn đến nhiều xe cộ thường xuyên qua lại, gây ùn tắc. |
Nút giao thông An Phú | Xe cộ nối đuôi nhau từ Xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ ra vào đường Nguyễn Thị Định, hướng lên cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đông. | |
Đường Nguyễn Thị Định | Nằm gần quận 1, quận 7 và các khu công nghiệp phía đông TP. HCM, do đó nhiều loại phương tiện giao thông di chuyển rất thường xuyên. Đường nhỏ và hẹp, không đủ để đáp ứng lượng xe cộ đông đúc qua lại. | |
Quận 9 | Ngã Tư Tây Hòa | Là điểm giao cắt giữa các tuyến đường lớn như đường Lê Văn Việt và Quốc lộ 1A, kết nối Quận 9 với các khu vực lân cận như Quận 2, Quận Thủ Đức và các khu vực ngoại thành dẫn đến lưu lượng giao thông cao. Lượng xe container từ xa lộ Hà Nội vào cảng ICD Transimex đông đúc. |
Đường Nguyễn Duy Trinh | Đường quá nhỏ hẹp, không chia làn đường làm tăng nguy cơ ùn tắc. | |
Vòng xoay Phú Hữu | Sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản và khu công nghệ cao TP. HCM khiến số lượng dân cư gia tăng, tạo ra áp lực lớn trên giao thông tại đây. | |
Đường Đỗ Xuân Hợp | Đường nhỏ nhưng nhiều xe container, xe tải, xe khách thường xuyên di chuyển qua. |
Các tuyến đường hay kẹt xe ở phía Tây Bắc Sài Gòn
Quận huyện | Tuyến đường kẹt xe | Nguyên nhân |
Quận Bình Tân và Tân Phú | Ngã tư Bốn Xã | Là điểm giao cắt giữa 6 tuyến đường đông đúc: Lê Văn Quới, Bình Long, Thoại Ngọc Hầu, Phan Anh, hương lộ 2, Hòa Bình nên xe cộ đổ về vào giờ tan tầm rất đông. Lưu lượng phương tiện từ các khu dân cư, khu công nghiệp đổ về nhiều gây tắc nghẽn giao thông. Thiếu làn đường riêng cho các loại phương tiện khác nhau, khiến tình trạng giao thông trở nên lộn xộn. |
Đường Trường Chinh | Đường còn hẹp, chỉ có 4 làn xe, không chứa đủ xe cộ đổ về từ bến xe An Sương. Giao cắt với đường Cộng Hòa, Âu Cơ và Phan Huy Ích nên dẫn đến xung đột giữa các dòng xe cộ. | |
Quận Hóc Môn | Đường Nguyễn Văn Bứa | Đây là trục chính nối tỉnh Long An với thành phố Hồ Chí Minh, lượng xe máy và xe tải chở hàng qua lại nhiều. |
Giao lộ quốc lộ 50 – Nguyễn Văn Linh | Đây là trục chính nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây, nhiều container và xe tải chở hàng giao thương thường xuyên. | |
Quận Bình Chánh | Giao lộ Vĩnh Lộc – Nguyễn Thị Tú – Quách Điêu | Đây là cung đường chính dẫn xuống tỉnh Long An, xe cộ từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận thường xuyên đổ dồn về, đặc biệt là dịp lễ Tết. |
Các tuyến đường hay kẹt xe ở phía Nam Sài Gòn
Quận huyện | Tuyến đường kẹt xe | Nguyên nhân |
Quận 7 | Giao lộ Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh | Việc đóng nút giao để xây dựng hầm chui đã khiến giao thông khu vực xung quanh trở nên ùn tắc, đặc biệt vào giờ cao điểm. Đây cũng là điểm kết nối quan trọng giữa các khu vực phía Nam TP.HCM, dẫn đến mật độ phương tiện cao, đặc biệt vào giờ cao điểm. |
Đường Dương Bá Trạc – cầu Kênh Xáng | Cầu Kênh Xáng có thiết kế hẹp và không đáp ứng được lưu lượng phương tiện lớn, khiến giao thông qua cầu trở nên chậm chạp và dễ ùn tắc. Đây cũng là trục giao thông chính ở quận 7, Nhà Bè dẫn vào trung tâm thành phố nên nhiều xe máy chen chúc đông đúc vào giờ đi làm hoặc tan tầm. | |
Quận 8 | Giao lộ Nguyễn Văn Linh – Phạm Hùng | Đây là tuyến đường quan trọng kết nối các khu vực phía Nam TP.HCM với các tỉnh miền Tây, dẫn đến mật độ phương tiện lớn. |
Một số lưu ý khi di chuyển hoặc vận chuyển hàng hóa qua các tuyến đường hay kẹt xe ở Sài Gòn
Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Sài Gòn diễn ra rất thường xuyên, do đó khi di chuyển hoặc chở hàng qua các tuyến đường kẹt xe bạn cần chú ý một số điều sau:
- Tránh di chuyển vào các khung giờ cao điểm: từ 6h-9h và 17h-19h bởi đây là thời điểm tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất.
- Trước khi xuất phát, kiểm tra bản đồ giao thông trực tuyến (Google Maps) để kiểm tra thử tình hình giao thông tại tuyến đường sẽ đi qua.
- Nếu có thể, nên tìm các tuyến đường ít kẹt xe hơn, tránh di chuyển qua những cung đường chật hẹp hoặc có nhiều công trình đang xây dựng.
- Xuất phát sớm, dự trù thêm thời gian cho việc di chuyển để tránh chậm trễ do ùn tắc.
- Nếu như chở hàng hóa, trước khi đi cần đóng gói chắc chắn, sử dụng các vật liệu bảo vệ như thùng carton hoặc xốp để tránh va đập.
- Khi di chuyển, luôn giữ khoảng cách với các phương tiện xung quanh, luôn đặt an toàn lên hàng đầu.

Trên đây là danh sách các tuyến đường hay kẹt xe ở Sài Gòn, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi di chuyển hoặc vận chuyển hàng hóa. Nếu như bạn đang tìm kiếm dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp, hãy liên hệ với LephongMoving thông qua hotline 1800.0068 để được báo giá chi tiết.