Vận chuyển hàng hóa là gì? Tất tần tật về vận chuyển hàng hóa

Nội dung

Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa, hoạt động vận chuyển hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng và là một phần không thể thiếu của ngành Logistics. Vận chuyển hàng hóa đảm bảo sự di chuyển của các sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả và an toàn. Hãy cùng LephongMoving tìm hiểu tất tần tật về vận chuyển hàng hóa là gì qua bài viết dưới đây, với  những thông tin hữu ích về khái niệm, đặc điểm, vai trò, phương thức, giá cước cũng như toàn bộ kinh nghiệm liên quan đến vận chuyển hàng hóa, từ đó tăng tính hiệu quả, an toàn và tối ưu chi phí hoàn hảo.

Vận chuyển hàng hóa là gì?

Tìm hiểu về khái niệm vận chuyển là gì? Hàng hóa là gì?

Vận chuyển trong Logistics được thực hiện bằng nhiều phương thức 
Vận chuyển trong Logistics được thực hiện bằng nhiều phương thức

Vận chuyển là gì? Tùy vào từng trường hợp nhất định, vận chuyển trong tiếng Anh sẽ được dịch bằng các từ khác nhau như: Freight, transport, shipping, carriage, conveyance, transfer, transportation, haulage, transit, dispatch, deliver,… Tương tự với từng bối cảnh cụ thể thì từ vận chuyển sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên sẽ đều thể hiện quá trình dịch chuyển bất kỳ một loại hàng hóa hoặc hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác với nhiều hình thức, nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: Sử dụng xe tải, tàu, thuyền,…

Hàng hóa là gì? Hàng hóa tiếng Anh cũng được dịch bằng nhiều từ khác nhau như: Goods, commodities, cargo,… là sản phẩm của lao động, có giá trị sử dụng và trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường.

Hàng hóa cần vận chuyển trong Logistics
Hàng hóa cần vận chuyển trong Logistics

Khái niệm vận chuyển hàng hóa là gì?

Vận chuyển hàng hóa là gì? Vận chuyển hàng hóa tiếng Anh là Freight, là quá trình hàng hóa được di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Quá trình này có thể sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau, nhằm phục vụ cho mục đích thương mại, và bằng các phương thức vận tải như: Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Trong nhiều trường hợp, người ta hay nhầm lẫn khái niệm vận chuyển với vận tải. Tuy nhiên, hiểu đơn giản thì vận chuyển thể hiện sự di chuyển, còn vận tải được hiểu là bao gồm cả sự di chuyển và phương tiện, cụ thể như sau:

Vận chuyển hàng hóa

(Freight)

Vận tải hàng hóa

(Freight transport)

Định nghĩa Được sử dụng để thể hiện nhu cầu giao nhận, vận chuyển hàng hóa đơn thuần của các cá nhân, tổ chức hay đơn vị. Freight có thể được định nghĩa như Goods là hàng hóa trong trường hợp thuật ngữ Freight transport. Vận tải hàng hóa được hiểu gồm cả phương thức vận tải (Mode of Transport) đi kèm để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa đó. Phương thức này có thể do cá nhân/ tổ chức tự chuẩn bị, triển khai hoặc thuê các đơn vị trung gian thực hiện, khi ấy sẽ được gọi là sử dụng dịch vụ vận tải hàng hóa.

Bạn vẫn có thể sử dụng cả 2 thuật ngữ trên, tuy nhiên với những văn bản tiếng Anh hay sử dụng khi làm việc với các đối tác ngành Logistic, xuất nhập khẩu thì cần cẩn thận để dùng với bối cảnh để phù hợp và chính xác.

Vận chuyển hàng hóa gồm nhiều dạng và hướng đến mục đích thương mại
Vận chuyển hàng hóa gồm nhiều dạng và hướng đến mục đích thương mại

Vận chuyển hàng hóa có thể gồm các dạng phổ biến sau:

  • Vận chuyển từ các đơn vị sản xuất đến các nhà phân phối, nhà bán sỉ, bán lẻ…
  • Vận chuyển từ các đơn vị kinh doanh đến người tiêu dùng.
  • Vận chuyển bởi các cá nhân với nhu cầu di chuyển đồ đạc thông thường.
  • Hàng hóa gồm nhiều đồ vật, thiết bị khác nhau được di dời đến địa điểm mới như: Chuyển nhà, chuyển văn phòng, chuyển kho xưởng,…

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là gì?

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là gì? Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là hoạt động di chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi nhận, bao gồm các khâu như:

  • Đóng gói: Chuẩn bị bao bì và đóng gói hàng hóa theo quy định.
  • Bốc xếp: Dỡ hàng hóa từ nơi xuất phát lên phương tiện vận tải và ngược lại.
  • Vận chuyển: Di chuyển hàng hóa bằng các phương tiện như xe tải, tàu hỏa, tàu biển, máy bay.
  • Lưu kho: Lưu trữ hàng hóa tại kho bãi trong thời gian chờ vận chuyển hoặc giao nhận.
  • Giao nhận: Giao hàng hóa đến tay người nhận theo đúng hợp đồng.

Để dịch vụ vận chuyển hàng hóa đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu. Ngoài ra, khi lựa chọn các công ty vận chuyển hàng hóa (tiếng Anh là Freight company) uy tín, có thâm niên và kinh nghiệm sẽ giúp quá trình này thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Trên thị trường hiện nay có những dịch vụ vận chuyển hàng hóa phổ biến như:

Các đối tượng, thành phần tham gia vận chuyển hàng hóa

Có những đối tượng nào tham gia vận chuyển hàng hóa? Đối tượng tham gia vận chuyển hàng hóa bao gồm 3 đối tượng chính, mỗi đối tượng sẽ có trách nhiệm và vai trò riêng. Cụ thể:

  • Người gửi hàng (Shipper):
      • Là chủ sở hữu hàng hóa hoặc người được ủy quyền giao hàng.
      • Có trách nhiệm đóng gói, ghi nhãn, và chuẩn bị hàng hóa theo quy định.
      • Ký hợp đồng vận chuyển với người vận tải.
      • Trả cước vận chuyển.
      • Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa và thông tin khai báo.
  • Người nhận hàng (Consignee):
      • Là người được giao hàng hóa.
      • Có trách nhiệm nhận hàng hóa và thanh toán các khoản phí liên quan (nếu có).
  • Đơn vị vận chuyển (Freight Forwarder):
    • Là chủ sở hữu phương tiện vận tải.
    • Có trách nhiệm tổ chức vận chuyển hàng hóa an toàn và đúng thời hạn.
    • Ký hợp đồng vận chuyển với người gửi hàng.
    • Nhận cước vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. 

Các bên liên quan khác:

  • Công ty bảo hiểm: Cung cấp bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Cơ quan hải quan: Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Cơ quan kiểm dịch: Kiểm tra hàng hóa động thực vật.
Đối tượng tham gia vận chuyển hàng hóa thường có người gửi hàng, người nhận hàng và đơn vị vận chuyển
Đối tượng tham gia vận chuyển hàng hóa thường có người gửi hàng, người nhận hàng và đơn vị vận chuyển

Vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm gì?

Vận chuyển hàng hóa gồm những đặc điểm gì? Vận chuyển hàng hóa là hoạt động di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông và phân phối hàng hóa. Hoạt động này có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Tính không tách rời: Vận chuyển luôn đi kèm với sản xuất hàng hóalưu thông hàng hóa, không thể tách rời. Ví dụ: Sản phẩm sau khi được sản xuất cần được vận chuyển đến kho, từ kho đến cửa hàng và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
  • Tính biến đổi: Nhu cầu vận chuyển hàng hóa luôn thay đổi theo thời gian, địa điểm, chủng loại và số lượng hàng hóa. Ví dụ: Nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao vào dịp lễ Tết hoặc khi có sự kiện đặc biệt.
  • Tính rủi ro: Có rất nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa như: Hư hỏng, thất lạc, mất cắp. Do vậy, cần có các biện pháp bảo quản hàng hóa khi vận chuyển và bảo vệ hàng hóa cẩn thận.
  • Tính chi phí: Chi phí vận chuyển là một phần quan trọng trong giá thành sản phẩm. Cần lựa chọn phương thức vận tải phù hợp để tối ưu hóa chi phí hay giảm chi phí vận chuyển.
  • Tính liên ngành: Vận chuyển hàng hóa liên quan đến nhiều ngành khác nhau như: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, tài chính, bảo hiểm. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để đảm bảo hoạt động vận chuyển được xuyên suốt.

Ngoài ra, vận chuyển hàng hóa còn có một số đặc điểm khác như:

  • Tính thời gian: Vận chuyển hàng hóa cần được thực hiện trong thời gian hợp lý để đảm bảo chất lượng hàng hóa và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tính an toàn: Vận chuyển hàng hóa cần đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa.
  • Tính hiệu quả: Vận chuyển hàng hóa cần được thực hiện một cách hiệu quả để tối ưu hóa chi phí và thời gian.

Hiểu rõ những đặc điểm của vận chuyển hàng hóa sẽ giúp các doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hàng hóa.

Vai trò của vận chuyển hàng hóa

Vai trò của vận chuyển hàng hóa là gì? Vận chuyển hàng hóa hay vận tải hàng hóa nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, được ví như mạch máu của nền kinh tế. Thông qua đó giúp kết nối các ngành nghề, giữa đơn vị sản xuất với người kinh doanh và người tiêu dùng cuối, giữa thành thị với nông thôn, giữa miền ngược miền xuôi,…

Vận chuyển hàng hóa là một lĩnh vực rộng lớn và đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống xã hội, cụ thể:

  • Nối liền các nhu cầu của con người:
      • Kết nối thị trường: Là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả, xóa nhòa rào cản về không gian và thời gian.
      • Mở rộng cơ hội: Nhờ vận chuyển, sản phẩm địa phương có thể tiếp cận thị trường rộng lớn, tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
      • Đáp ứng nhu cầu đa dạng: Vận chuyển giúp mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn phong phú, đa dạng về hàng hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Thúc đẩy kinh tế, tạo động lực phát triển:
      • Thúc đẩy giao thương: Thúc đẩy hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực, quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế.
      • Tạo ra việc làm: Ngành vận tải và logistics đóng góp lớn vào việc tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ liên quan.
      • Khuyến khích sản xuất: Nhu cầu vận chuyển cao thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Nâng cao đời sống, hướng đến tương lai bền vững:
    • Tiện nghi và sung túc: Vận chuyển giúp đưa các sản phẩm thiết yếu đến mọi nơi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người.
    • Kết nối văn hóa: Vận chuyển góp phần giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia, nâng cao sự hiểu biết và hòa hợp.
    • Phát triển bền vững: Ngành vận tải đang hướng đến các giải pháp vận tải xanh, bảo vệ môi trường để hướng đến tương lai phát triển bền vững.

Các hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay

Có những hình thức thức vận chuyển hàng hóa nào? Hiện nay, có 5 hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến là: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường ống.

Vận chuyển hàng hóa đường bộ

Vận chuyển hàng hóa đường bộ là gì? Vận chuyển hàng hóa đường bộ sử dụng các phương tiện vận chuyển hàng hóa đường bộ, phổ biến nhất là xe tải để di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Hình thức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng địa phương: Chất lượng đường sá ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả vận chuyển.
  • Khoảng cách vận chuyển: Cự ly ngắn hay dài sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn phương tiện và chi phí vận chuyển.
  • Trọng lượng và khối lượng hàng hóa: Kích thước và trọng lượng của hàng hóa quyết định loại xe tải phù hợp.
  • Loại hàng hóa: Đặc tính của hàng hóa (như dễ hư hỏng, nguy hiểm) cần được lưu ý để lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp.
Vận chuyển hàng hóa đường bộ
Vận chuyển hàng hóa đường bộ

Mặt hàng vận chuyển bằng đường bộ phổ biến

  • Vận chuyển vật liệu xây dựng: Xi măng, ống nước, gạch, cát, đá, sắt thép,…
  • Vận chuyển nông sản: Gạo, bắp, bột mì, rau củ quả tươi,…
  • Vận chuyển hàng sản xuất công nghiệp: Dệt vải, bao bì, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị,…
  • Vận chuyển hàng xuất nhập khẩu.
  • Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.

>> Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa theo phân loại sản phẩm.

Ưu điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

  • Tính linh hoạt cao: Dễ dàng thống nhất địa điểm, tuyến đường, thay đổi linh hoạt.
  • Khả năng bảo quản cao: Dễ dàng kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
  • Vận chuyển trực tiếp: Hạn chế công đoạn bốc xếp, giảm chi phí.

Nhược điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

  • Thêm nhiều chi phí phụ trợ: Phí trạm thu phí, cầu đường,…
  • Rủi ro: Ảnh hưởng bởi địa hình, thời tiết, tai nạn giao thông,…
  • Giới hạn về khối lượng: Không phù hợp cho vận chuyển số lượng hàng hóa quá lớn trong một lần vận chuyển.

Vận chuyển hàng hóa đường sắt

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là gì? Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là một lựa chọn phù hợp cho các mặt hàng nặng, cồng kềnh cần vận chuyển trên quãng đường dài với chi phí thấp và ổn định.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Mặt hàng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt phổ biến

  • Vận chuyển nguyên vật liệu thô và thành phẩm.
  • Vận chuyển hàng hóa chất lỏng bao gồm: Dầu thô, than và than đá.
  • Vận chuyển phân bón, nhựa dẻo,…

Ưu điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

  • Giá cước thấp và ổn định bởi chi phí vận chuyển bằng đường sắt thường thấp hơn so với đường bộ và đường hàng không, và ít biến động trong thời gian dài.
  • Nhờ đầu tư vào công nghệ mới, đường sắt đã giảm thiểu sai sót của con người, tăng cường an toàn và hiệu quả hoạt động.
  • Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
  • Phù hợp cho vận chuyển hàng nặng trên quãng đường dài.
  • Thời gian vận chuyển cố định, ít bị thay đổi bởi các yếu tố bên ngoài.

Nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

  • Đường sắt chỉ di chuyển được trên đường ray cố định, do đó không linh hoạt trong quá trình vận chuyển và cần kết hợp với các phương tiện khác.
  • Tốc độ chậm hơn so với đường bộ và đường hàng không.
  • Không phải tất cả các khu vực đều có hệ thống đường sắt, do đó khả năng tiếp cận của phương thức này bị hạn chế.

Vận chuyển hàng hóa đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Vận chuyển hàng hóa đường biển là phương thức vận chuyển sử dụng tàu biển để di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Đây là phương thức vận chuyển phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế.

Vận chuyển hàng hóa đường biển
Vận chuyển hàng hóa đường biển

Các mặt hàng vận chuyển bằng đường biển phổ biến

  • Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: Đây là đối tượng chính của vận tải đường biển, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng hóa vận chuyển.
  • Vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, nặng: Vận tải đường biển có thể vận chuyển những loại hàng hóa có kích thước và trọng lượng lớn mà các phương thức vận tải khác không thể đáp ứng được.
  • Vận chuyển Hàng hóa giá trị thấp: Do chi phí vận chuyển thấp, vận tải đường biển phù hợp cho các loại hàng hóa có giá trị thấp.
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm: Một số loại hàng hóa nguy hiểm chỉ được phép vận chuyển bằng đường biển theo quy định của các tổ chức quốc tế.

Ưu điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  • Chi phí vận chuyển thấp: So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường biển có chi phí vận chuyển thấp nhất, đặc biệt cho các lô hàng lớn.
  • Sức chở lớn: Tàu biển có khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác.
  • Khả năng vận chuyển hàng hóa đa dạng: Vận tải đường biển có thể vận chuyển được hầu hết các loại hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa cồng kềnh, nặng và nguy hiểm.
  • Tính an toàn: Vận tải đường biển được đánh giá là phương thức vận tải an toàn, ít xảy ra tai nạn so với các phương thức vận tải khác.

Nhược điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  • Tốc độ vận chuyển chậm: So với vận tải đường bộ và đường hàng không, vận tải đường biển có tốc độ vận chuyển chậm hơn.
  • Thời gian vận chuyển phụ thuộc vào yếu tố thời tiết: Vận tải đường biển có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như bão, sóng thần,…
  • Hạn chế về khả năng tiếp cận: Không phải khu vực nào cũng có cảng biển, do đó khả năng tiếp cận của phương thức này bị hạn chế.
  • Quy trình thủ tục phức tạp: Vận tải đường biển có quy trình thủ tục phức tạp hơn so với các phương thức vận tải khác.

Vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là gì? Vận chuyển hàng hóa đường hàng không là hình thức  vận chuyển sử dụng máy bay để di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Đây là phương tiện vận chuyển nhanh nhất, phù hợp cho các loại hàng hóa cần giao gấp, có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Các mặt hàng vận chuyển đường hàng không phổ biến

  • Vận chuyển hàng hóa có giá trị cao: Do chi phí vận chuyển cao, vận tải đường hàng không phù hợp cho các loại hàng hóa có giá trị cao như: Vận chuyển hàng điện tử, vận chuyển trang sức, vận chuyển dược phẩm,…
  • Vận chuyển hàng hóa cần vận chuyển nhanh: Vận tải đường hàng không là phương thức vận chuyển nhanh nhất, phù hợp cho các loại hàng hóa cần giao gấp.
  • Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng: Vận tải đường hàng không có thể đảm bảo điều kiện bảo quản tốt cho các loại hàng hóa dễ hư hỏng như: Vận chuyển thực phẩm tươi sống, vận chuyển hoa tươi,…
  • Vận chuyển hàng hóa đặc biệt: Một số loại hàng hóa đặc biệt như động vật sống, hàng hóa nguy hiểm chỉ được phép vận chuyển bằng đường hàng không theo quy định của các tổ chức quốc tế.

Ưu điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

  • Tốc độ vận chuyển nhanh: Vận tải đường hàng không là phương thức vận chuyển nhanh nhất, có thể rút ngắn thời gian vận chuyển đáng kể so với các phương thức khác.
  • Tính an toàn cao: Vận tải đường hàng không được đánh giá là phương thức vận chuyển an toàn nhất, tỷ lệ tai nạn thấp.
  • Khả năng tiếp cận rộng: Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống sân bay, do đó khả năng tiếp cận của phương thức này rộng hơn so với các phương thức khác.
  • Dịch vụ đa dạng: Các hãng hàng không cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng như theo dõi hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa,…
  • Phí lưu kho thấp: Do thời gian vận chuyển ngắn và không gian lưu kho hạn chế.

Nhược điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

  • Chi phí vận chuyển cao: So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường hàng không có chi phí vận chuyển cao nhất.
  • Sức chở hạn chế: Máy bay có khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa nhỏ hơn so với các phương thức vận tải khác.
  • Quy trình thủ tục phức tạp: Vận tải đường hàng không có quy trình thủ tục phức tạp hơn so với các phương thức vận tải khác.
  • Hạn chế về kích thước và trọng lượng: Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không có giới hạn về kích thước và trọng lượng.
  • Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Mưa giông, sương mù có thể khiến chuyến bay bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.

Quy trình vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa diễn ra theo quy trình nào? Quy trình vận chuyển hàng hóa thường được tiến hành theo 7 bước cụ thể sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu

Khách hàng liên hệ với công ty vận chuyển và cung cấp thông tin về hàng hóa cần vận chuyển, bao gồm: Loại hàng hóa, số lượng, kích thước, trọng lượng, điểm xuất phát và điểm đến. Công ty sẽ tư vấn giải pháp vận chuyển sau đó báo giá cho khách hàng.

  • Bước 2: Ký hợp đồng

Sau khi thống nhất giá cả và các điều khoản, hai bên sẽ ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Trong hợp đồng quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của hai bên, bao gồm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thời gian vận chuyển, phương thức thanh toán,…

  • Bước 3: Đóng gói hàng hóa

Khách hàng có thể tự triển khai giải pháp đóng gói hàng hóa hoặc yêu cầu công ty vận chuyển đóng gói nhưng phải đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

  • Bước 4: Lập vận đơn

Vận đơn là một tài liệu quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa, trên vận đơn ghi rõ thông tin về hàng hóa, người gửi, người nhận, phương thức vận chuyển,…

  • Bước 5: Vận chuyển hàng hóa

Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng phương tiện phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

  • Bước 6. Giao hàng

Hàng hóa sẽ được giao đến điểm đến theo yêu cầu của khách hàng. Người nhận hàng cần kiểm tra hàng hóa trước khi ký nhận.

  • Bước 7. Thanh toán cước phí

Khách hàng sẽ thanh toán cước phí vận chuyển cho công ty vận chuyển theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Quy trình vận chuyển hàng hóa khá đơn giản nhưng diễn ra theo nhiều bước cụ thể
Quy trình vận chuyển hàng hóa khá đơn giản nhưng diễn ra theo nhiều bước cụ thể

Giá cước vận chuyển hàng hóa

Giá cước vận chuyển hàng hóa được cấu thành từ những chi phí nào?

Giá cước vận chuyển hàng hóa được cấu thành từ những chi phí nào? Giá cước vận chuyển hàng hóa trong nước là tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh để đưa được hàng hóa từ điểm A đến điểm B (chứ không chỉ là cước giao nhận hàng hóa). Được hình thành từ nhiều tiểu mục chi phí khác nhau, bao gồm:

  • Cước vận chuyển hàng hóa.
  • Kinh phí tiêu hao nhiên liệu.
  • Phí chi trả cho người điều khiển.
  • Chi phí bốc xếp.
  • Chi phí bảo hiểm, khai giá áp dụng với những hàng hóa có giá trị cao.
  • Phí quá trình vận chuyển liên quan như phí quản lý, phí dịch vụ,…

Mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ có giá cước khác nhau. Tuy nhiên không có sự chênh lệch quá lớn.

>> Xem thêm: Cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển hàng hóa

Giá cước vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? Giá cước vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Cụ thể:

  • Khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm đích: Khoảng cách càng xa thì giá cước càng cao.
  • Trọng lượng và khối lượng: Trọng lượng và khối lượng của hàng hóa lớn sẽ yêu cầu chi phí vận chuyển cao hơn hàng hóa nhỏ.
  • Loại hàng hóa: Hàng hóa nhạy cảm, nguy hiểm hoặc hàng hóa đặc biệt sẽ đòi hỏi các biện pháp đóng gói, bảo quản trong quá trình vận chuyển, do đó giá cước sẽ cao hơn.
  • Phương tiện vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển như xe tải, xe máy, container, tàu thủy, máy bay, tàu lửa,… sẽ có cách tính giá cước khác nhau.
  • Thời gian giao hàng: Trong trường hợp khách hàng cần giao hàng nhanh chóng, dịch vụ vận chuyển ưu tiên sẽ có giá cao hơn so với dịch vụ vận chuyển tiêu chuẩn.
  • Thời điểm và mùa vụ: Vào mùa cao điểm hoặc các ngày lễ, giá cước có thể tăng lên do nhu cầu vận chuyển tăng lên.

Bên cạnh đó, tình trạng kinh tế cũng ảnh hưởng đến giá cước. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu ngày càng tăng dẫn đến sự cạnh tranh tăng lên giữa các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, nhu cầu giảm thì các nhà cung cấp sẽ phải điều chỉnh giá cước phù hợp hơn.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa

Cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa theo từng phương thức

Tính chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được tính như thế nào? Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ dựa vào công thức: Khối lượng hàng hóa x đơn giá của từng vùng trả hàng.

Với khối lượng hàng hóa trong vận chuyển đường bộ, có hai cách tính:

  • Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó).
  • Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000).

Tính chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt được tính như thế nào? Cách tính cước đường sắt quy định như sau:

  • Đối với hàng lẻ thì tính theo trọng lượng thực tế, tối thiểu là 20 kg, nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 5 kg được quy tròn là 5 kg.
  • Hàng nguyên toa tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu.
  • Nếu trong một toa có nhiều loại hàng hóa với mức cước khác nhau thì:
    • Người thuê vận tải ghi đầy đủ trọng lượng của từng mặt hàng: tính từng cái rồi cộng gộp.
    • Người thuê vận tải không ghi đầy đủ trọng lượng thì mặt hàng không được ghi sẽ được tính mức cao nhất.

Tính chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được tính như thế nào? Cước phí vận chuyển hàng hóa đường biển dựa vào 2 đơn vị tính:

  • Trọng lượng thực của lô hàng (được cân – đơn vị tính: KGS).
  • Thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng – đơn vị tính CBM).

Sau đó so sánh để áp dụng bảng giá phù hợp:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS.
  • 1 tấn >= 3 CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM.

Tính chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được tính như thế nào? Cách tính cước vận chuyển đường hàng không cũng giống như là cách tính của đường biển. Tức là vẫn sẽ có sự so sánh giữa hai đơn vị đó là KGS và CBM. Và toàn bộ được quy về theo KGS.

Như vậy, ta sẽ so sánh hai đơn vị sau:

  • Trọng lượng: đơn vị cân nặng thực tế của lô hàng (ĐVT: KGS).
  • Khối lượng: đơn vị cân nặng sau khi quy đổi từ thể tích (công thức: (dài x rộng x cao)/5000 – ĐVT: KGS).
  • Nếu trọng lượng > khối lượng: Tính theo đơn giá KGS.
  • Nếu trọng lượng < khối lượng: Tính theo đơn giá CBM.

Các loại giấy tờ và thủ tục pháp lý trong vận chuyển hàng hóa

Các loại giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa

Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi vận chuyển hàng hóa? Các loại giấy tờ khi vận chuyển hàng hóa cần có để quá trình diễn ra thuận lợi gồm có:

  • Hóa đơn: Chứng từ ghi nhận giá trị hàng hóa, được sử dụng để thanh toán và khai báo thuế.
  • Phiếu xuất kho: Chứng từ ghi nhận việc xuất hàng hóa từ kho.
  • Vận đơn: Chứng từ ghi nhận hợp đồng vận chuyển giữa người gửi và người vận chuyển.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Chứng từ xác nhận doanh nghiệp được phép kinh doanh vận tải hàng hóa.
  • Giấy phép lái xe: Chứng nhận người lái xe có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện vận tải.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Chứng nhận công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra tai nạn giao thông.
  • Giấy khám sức khỏe định kỳ của lái xe: Chứng nhận lái xe có đủ sức khỏe để điều khiển phương tiện vận tải.

>> Xem thêm: Các loại giấy tờ cần thi khi vận chuyển hàng hóa đi liên tỉnh.

Thủ tục pháp lý khi vận chuyển hàng hóa

Cần có những thủ tục pháp lý nào khi vận chuyển hàng hóa? Các thủ tục pháp lý vận chuyển hàng hóa giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ gồm có:

  • Ký hợp đồng vận chuyển: Hợp đồng vận chuyển là thỏa thuận giữa người gửi và người vận chuyển về việc vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng cần ghi rõ thông tin người gửi hàng, người nhận hàng, loại hàng hóa, số lượng – trọng lượng – kích thước, giá cước, phương thức vận chuyển, các điều khoản,…
  • Khai báo thuế: Doanh nghiệp cần khai báo thuế đối với hàng hóa vận chuyển trong nước.
  • Thủ tục đăng ký phương tiện vận tải: Doanh nghiệp cần đăng ký phương tiện vận tải với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
  • Thủ tục đăng ký lái xe: Lái xe cần đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải để được cấp giấy phép lái xe.
  • Thủ tục bảo hiểm: Doanh nghiệp cần mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để bảo vệ quyền lợi của mình và người khác.
Vận chuyển hàng hóa cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và thủ tục pháp lý
Vận chuyển hàng hóa cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và thủ tục pháp lý

Kinh nghiệm vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa nên nằm lòng những kinh nghiệm nào? Việc nằm lòng những lưu ý hay kinh nghiệm vận chuyển hàng hóa giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí mà hiệu quả mang lại vẫn hoàn hảo. Cụ thể:

Lựa chọn phương thức vận tải phù hợp

  • Đường bộ: Phù hợp cho các tuyến ngắn, linh hoạt, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian vận chuyển có thể lâu hơn so với các phương tiện khác.
  • Đường thủy: Phù hợp cho các tuyến dài, vận chuyển hàng hóa số lượng lớn. Giá cả hợp lý, tuy nhiên thời gian vận chuyển có thể lâu hơn so với đường bộ và đường hàng không.
  • Đường hàng không: Phù hợp cho các tuyến xa, cần vận chuyển nhanh chóng. Tuy nhiên, giá cước cao hơn so với các phương tiện khác và hạn chế một vài hàng hóa
  • Đường sắt: Phù hợp cho các tuyến dài, hàng hóa số lượng lớn nhưng chấp nhận thời gian vận chuyển chậm. 

Đóng gói hàng hóa cẩn thận

  • Sử dụng vật liệu đóng gói phù hợp với loại hàng hóa.
  • Đóng gói chắc chắn, đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Ghi chú rõ ràng thông tin về người gửi, người nhận và nội dung hàng hóa trên bao bì.
Đóng gói hàng hóa cẩn thận, phù hợp là một trong những yếu tố đảm bảo sự an toàn
Đóng gói hàng hóa cẩn thận, phù hợp là một trong những yếu tố đảm bảo sự an toàn

Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín

  • Tìm hiểu kỹ về thông tin, năng lực và kinh nghiệm của đơn vị vận chuyển.
  • So sánh giá cả và dịch vụ của các đơn vị vận chuyển khác nhau.
  • Lựa chọn đơn vị vận chuyển có cam kết về thời gian và chất lượng dịch vụ.

Bảo hiểm hàng hóa

  • Nên mua bảo hiểm hàng hóa để hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển.
  • Lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín và có mức chi trả phù hợp.

Theo dõi hành trình hàng hóa

  • Sử dụng mã vận đơn để theo dõi hành trình hàng hóa.
  • Liên hệ với đơn vị vận chuyển nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu tâm đến một vài vấn đề như:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa cho đơn vị vận chuyển.
  • Khai báo giá trị hàng hóa chính xác để mua bảo hiểm.
  • Tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng hóa.

Những câu hỏi liên quan đến vận chuyển hàng hóa

Doanh nghiệp có nên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa?

Câu trả lời: Có. Bởi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển sẽ mang lại những lợi ích vượt trội:

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Tất cả các vấn đề như đóng gói, xếp dỡ, chuyên chở, bàn giao đều được đảm nhận bởi công ty vận tải, giá cả được tính toán rõ ràng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí logistics, thuê nhân công và tập trung hơn vào công việc kinh doanh.
  • Đảm bảo an toàn và bảo vệ hàng hóa: Đơn vị vận chuyển có kiến thức, kỹ năng, trang thiết bị cần thiết, cam kết rõ ràng để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển an toàn, không bị hư hỏng hoặc mất cắp. 
  • Quản lý giao nhận chính xác: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra theo lịch trình và đúng thời gian cam kết. Điều này giúp doanh nghiệp có thể lên kế hoạch sản xuất, lập lịch giao hàng và dự đoán thời gian đến tay khách hàng một cách hiệu quả.

Dựa vào những tiêu chí nào để lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa uy tín, chất lượng?

Các tiêu chí lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng gồm có:

  • Kinh nghiệm làm việc: Đơn vị vận chuyển có nhiều năm kinh nghiệm và được biết đến với độ tin cậy cao có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng.
  • Hạ tầng và trang thiết bị: Đơn vị vận chuyển có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại sẽ xử lý, vận chuyển hàng hóa của bạn một cách an toàn, hiệu quả.
  • Phạm vi phục vụ: Bạn ưu tiên lựa chọn đơn vị vận chuyển có sẵn trong khu vực gần doanh nghiệp và có thể di chuyển trên các tuyến đường, tới điểm đến mà bạn cần. 
  • Bảo hiểm hàng hóa: Điều tra xem nhà vận chuyển có cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển hay không để đảm bảo được bảo vệ trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa.
  • Chất lượng dịch vụ khách hàng: Quan tâm đến cách nhà vận chuyển thường xuyên tương tác với khách hàng vì đó là biểu hiện của dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
  • Đánh giá từ khách hàng trước: Tra cứu ý kiến đánh giá từ các khách hàng trước đây của nhà vận chuyển để có cái nhìn tổng quan về chất lượng dịch vụ.
  • Giá cước hợp lý: So sánh giá cước của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau để chắc chắn rằng bạn nhận được giá trị nhận lại xứng đáng với giá tiền,
  • Tuân thủ quy định và luật pháp: Lựa chọn đơn vị vận chuyển tuân thủ quy định và luật pháp liên quan đến vận chuyển hàng hóa

Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là gì? Có nên mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa?

Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là một hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm (chủ hàng hoặc người nhận hàng) và công ty bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển.

Lợi ích của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa:

  • Bồi thường thiệt hại tài chính cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng hoặc mất mát.
  • Giúp người được bảo hiểm an tâm hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nếu gặp rủi ro đã có đơn vị bảo hiểm chịu trách nhiệm.
  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp với đối tác khi có bảo hiểm cho hàng hóa.

Trong vận chuyển hàng hóa có những rủi ro nào và nêu giải pháp?

Các rủi ro trong vận chuyển hàng hóa là:

  • Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát: Do tai nạn giao thông, thiên tai, hoặc do lỗi của người vận chuyển.
  • Hàng hóa bị trễ hẹn: Do tắc nghẽn giao thông, thủ tục hải quan phức tạp, hoặc do lỗi của người vận chuyển.
  • Hàng hóa bị thất lạc: Do sai sót trong khâu đóng gói, ghi nhãn, hoặc do lỗi của người vận chuyển.
  • Hàng hóa bị bồi thường: Do không mua bảo hiểm hàng hóa hoặc do bảo hiểm không chi trả.
  • Rủi ro về pháp lý: Do vi phạm các quy định về vận tải hàng hóa.

Để hạn chế thấp nhất những rủi ro trên, khách hàng cần nắm vững một số giải pháp:

  • Chọn công ty vận chuyển uy tín, có kinh nghiệm vận chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp xảy ra rủi ro.
  • Đóng gói hàng hóa cẩn thận, bảo vệ an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Ghi đầy đủ thông tin về người gửi, người nhận, loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, kích thước hàng hóa.
  • Theo dõi hành trình hàng hóa để biết được vị trí của hàng hóa và dự kiến thời gian giao hàng.
  • Tuân thủ các quy định về vận tải hàng hóa nhằm tránh rủi ro về pháp lý.

Tổng kết

Thông qua bài viết , có thể vận chuyển hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong ngành Logistics và là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc hiểu rõ các khái niệm liên quan, đặc điểm, vai trò cũng như các hình thức vận chuyển hàng hóa sẽ giúp cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức tối ưu hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển uy tín, có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật là điều cần thiết để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Là đơn vị vận tải uy tín, giá rẻ, chuyên nghiệp trên địa bàn TPHCM và toàn quốc, LephongMoving tự tin giúp khách hàng có những giải pháp tối ưu nhất trong vận chuyển hàng hóa. 

LephongMoving - Đơn vị vận chuyển hàng hóa đường bộ chuyên nghiệp, uy tín, giá tốt
LephongMoving – Đơn vị vận chuyển hàng hóa đường bộ chuyên nghiệp, uy tín, giá tốt

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, LephongMoving đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Hợp tác với LephongMoving, khách hàng được cam kết:

  • Vận chuyển hàng hóa an toàn, nhanh chóng, đầy đủ giấy tờ cần thiết, giúp khách hàng an tâm.
  • Mức giá cạnh tranh nhất thị trường, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của khách hàng, từ nhỏ lẻ đến lớn, từ hàng hóa thông thường đến hàng hóa đặc biệt với hệ thống xe tải đa dạng, nhiều kích thước. 
  • Vận chuyển hàng hóa đi tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng, vận chuyển hàng hóa liên hệ ngay cho LephongMoving qua hotline 09 69 69 69 80 để được nhân viên tư vấn nhanh chóng và tận tình 24/7. 

Chia sẻ:

CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC

Giỏ hàng 0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng
0